120.000 thí sinh thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức
Tại điểm thi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM, quận 5, TPHCM, từ sáng sớm, đông đảo thí sinh đã có mặt để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này. Các thí sinh đều mang tâm trạng vừa hồi hộp vừa háo hức trước khi bước vào thi.
Đề thi năm nay gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài là 150 phút. Đại học Quốc gia TP.HCM năm nay dành tối thiểu 45% chỉ tiêu xét tuyển qua phương thức thi đánh giá năng lực.
Em Bạch Ngọc Như Ý, học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM chia sẻ: "Em cảm thấy đã ôn tập kỹ càng cho kỳ thi này nhưng đối với kỳ thi đợt một, em chỉ xem như là tham khảo đề thi và trải nghiệm, nên tâm trạng của em khá thoải mái".
Em Quảng Minh Huy, học sinh Trường Chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM cho biết: "Em ôn luyện theo cách thông thường, vào phòng thi em sẽ làm giống như vậy, nên em tự tin rằng sẽ làm được 100% khả năng của mình".
Tâm trạng lo lắng của các phụ huynh ngoài phòng thi không khác gì con em mình trong phòng thi.
Ông Lê Xuân Hương, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM bày tỏ: "Đương nhiên là hồi hộp vì đưa con đi thi kỳ nào cũng hồi hộp, đó là tâm lý chung của phụ huynh. Chúc con đạt kết quả tốt và chúc các bạn dự thi đạt kết quả tốt, để có cơ hội vào các trường đại học mình mong muốn".
Dự kiến, kết quả thi đợt 1 sẽ được công bố vào ngày 16/4/2025. Kết quả kỳ thi này sẽ được hơn 100 trường đại học, cao đẳng sử dụng để tuyển sinh năm 2025.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0