3 giai đoạn Đề án Giao thông thông minh tại Hà Nội
Giai đoạn 1 từ năm 2025 - 2027, hình thành và đưa vào khai thác vận hành Trung tâm quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội với 9/12 chức năng như: giám sát giao thông, cung cấp thông tin giao thông, điều khiển giao thông, hỗ trợ xử lý vi phạm an toàn giao thông, quản lý đỗ xe.
Giai đoạn 2 (năm 2028 - 2030) sẽ mở rộng phạm vi và hoàn thiện, đưa vào khai thác các chức năng còn lại gồm quản lý vận tải, quản lý nhu cầu và mô phỏng giao thông.
Giai đoạn cuối cùng sau năm 2030, nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống giao thông thông minh thành phố, kết hợp đồng bộ cùng sự phát triển của hạ tầng giao thông, tạo nên di chuyển thông minh trong thành phố thông minh, đưa Hà Nội trở thành có hệ thống quản lý, điều hành giao thông tiên tiến ngang tầm khu vực.
Khi triển khai Đề án Giao thông thông minh cần xác định quản lý khai thác hạ tầng giao thông một cách hiệu quả, từ đó sẽ giúp giảm ùn tắc, tiết kiệm chi phí đi lại.


Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài khẳng định Hà Nội luôn đánh giá cao sự phối hợp tích cực, hiệu quả của của các cơ quan báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình phát triển của Thủ đô.
Bị cáo Nghiêm Quang Minh - chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong đã hầu toà phúc thẩm vào chiều 19/6.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị “hỏi nhanh, đáp gọn”, mỗi đại biểu chỉ chất vấn một vấn đề trọng tâm tại phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.
Thẩm mỹ viện quốc tế Gangnam (Gia Lai) bị đình chỉ sau vụ một người dân bị biến chứng nặng nề khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở này.
Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn vào sáng nay, 19/6. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.
0