4 nguyên nhân gây sạt lún ở đồng bằng sông Cửu Long

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã nêu ra 4 nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạt lở, sụt lún bờ biển, bờ sông đang bủa vây vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Sáng 4/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7. Nhóm vấn đề thứ nhất được chất vấn thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang về giải pháp ổn định môi trường sống vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã nêu ra 4 nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạt lở, sụt lún bờ biển, bờ sông đang bủa vây vùng đồng bằng sông Cửu Long với mức độ phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân trong vùng:

- Nguyên nhân thứ nhất: Do nền địa chất của vùng đồng bằng sông Cửu Long được kiến tạo với những lớp trầm tích còn non trẻ. Hiện nay, theo hệ thống giám sát quan trắc thì vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang tự lún.

- Nguyên nhân thứ hai: Thiếu hụt lượng phù sa bồi đắp.

- Nguyên nhân thứ ba: Trong quá trình phát triển, việc xây dựng khu dân cư, nuôi trồng thuỷ sản tối đa đã tác động tới khu vực (lấn chiếm bờ sông, thay đổi dòng chảy).

- Nguyên nhân thứ tư : Tình trạng khai thác cát trái phép vẫn đang diễn ra.

Ngoài ra, nguyên nhân khác khiến vùng đồng bằng sông Cửu Long sạt lở là do thuỷ triều với tốc độ dòng chảy lớn do bị xâm nhập mặn.

Bò sông bị sạt lở tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nêu ra các hướng giải quyết trong thời gian sắp tới.

Hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang được Thủ tướng Chính phủ giao đánh giá lại trữ lượng của cát, sỏi khu vực đồng bằng sông Cửu Long; sắp xếp lại các vùng dân cư; xử lý việc lấn chiếm dòng sông, bờ sông; nâng cao khả năng cảnh báo và dự báo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoa Kỳ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán thuế đối ứng. Trong bốn ngày đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ và thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nêu những “cái chưa” khiến tình trạng dạy thêm và học thêm không giảm khi giải trình câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 19/6.

Hiện nay chưa ghi nhận người Việt thương vong tại Iran và Israel, Việt Nam sẵn sàng sơ tán công dân tới nước thứ ba hoặc về nước.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tiếp tục áp dụng hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu dưới 1 tỷ/năm.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong chiều 19/6 với các vấn đề: Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh cần có giải pháp căn cơ, chiến lược, khả thi và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.