9 đại học doanh thu nghìn tỷ, cao nhất 1.758 tỷ đồng
5 trường đại học công lập và 4 trường tư thục đạt doanh thu từ 1.000 tỷ đồng trở lên, một số trường khác tiệm cận mức này.
Theo báo cáo tài chính công khai của năm học 2022-2023 của các trường ĐH, cả nước có 9 đại học đạt doanh thu từ 1.000 tỷ đồng trở lên, trong đó có 5 đại học công lập và 4 trường tư thục.
Cụ thể, các trường đó là ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Cần Thơ, trường ĐH Văn Lang, trường ĐH FPT, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và Trường ĐH Công nghệ TP HCM.
Trong 9 cơ sở giáo dục đại học này, trường Đại học Văn Lang có tổng nguồn thu lớn nhất với 1.758 tỷ đồng. Nếu so sánh với năm 2020 là 776 tỉ đồng, năm 2021 là 1.030 tỉ đồng thì năm 2022 nguồn thu của trường có sự đột phá mạnh mẽ. Vị trí thứ hai là Trường ĐH Kinh tế TP HCM với hơn 1.443 tỷ đồng.
Nhiều trường có doanh thu tiệm cận nghìn tỷ, có thể kể đến như ĐH Y Dược TP HCM (985 tỷ đồng), Hoa Sen (hơn 918 tỷ), Quốc tế Hồng Bàng (886 tỷ), Sư phạm kỹ thuật TP HCM (785 tỷ), Công nghiệp Hà Nội (hơn 751 tỷ), Ngoại thương (hơn 750 tỷ). ĐH Bách khoa Hà Nội là một trong số ít trường phía bắc có doanh thu trên 1.000 tỉ đồng. Cụ thể, năm 2022 trường đạt 1.070,8 tỉ đồng, trong đó ngân sách là 122,2 tỉ đồng; học phí 851,2 tỉ đồng; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 7,01 tỉ đồng; từ nguồn hợp pháp khác 90,39 tỉ đồng.

Doanh thu của các trường đại học đến từ bốn nguồn: ngân sách, học phí và lệ phí, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và nguồn khác (tài trợ từ doanh nghiệp, mạnh thường quân...). Điểm chung của các trường là học phí đóng góp tỷ lệ lớn nhất trong tổng thu.
Nguồn thu của các trường công lập ngày càng lệ thuộc vào học phí trong bối cảnh ngân sách chi cho giáo dục đại học thấp (năm 2020 là khoảng 0,27% GDP). Thực tế này trái ngược với các nước có giáo dục đại học phát triển.


Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0