Ăn gỏi sống, nam thanh niên mắc giun rồng ngứa khắp người
Khi thấy có biểu hiện ngứa khắp người, nam thanh niên 21 tuổi ở Yên Bái đã đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thăm khám trong tình trạng sốt, chóng mặt, nôn, ngứa nhiều, tê cứng, mẩn đỏ và phát ban ở da.

Bệnh nhân được nhập viện theo dõi với chẩn đoán nghi nhiễm giun sán ký sinh trùng (nghi do giun rồng).
Bệnh nhân cho biết, trước đây anh có ăn gỏi cá. Sau đó có biểu hiện ngứa nhiều khắp người, nhất là vùng mông. Anh gãi đến trầy xước da, đến nỗi vùng gãi gây áp xe mủ. "Bản thân tôi cũng biết mình bị nhiễm giun sán khi nhìn thấy giun nổi ở mặt, tay, bụng, lưng, chân ngứa tại chỗ gây loét, có mủ khi vỡ tiết ra dịch vàng làm cho cuộc sống thường ngày gặp nhiều bất tiện.", nam thanh niên cho biết.
Bác Sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, nhận định người bệnh có nhiều tổn thương ban đỏ rải rác toàn thân dạng nấm hắc lào gây nên, đặc biệt vùng da mặt, dưới cánh tay, và dưới đùi hai bên có hình ảnh ký sinh trùng di chuyển dưới da, trong đó vùng đùi hai bên tạo ổ áp xe đã vỡ, vùng dưới cẳng tay có biểu hiện viêm mủ, lộ đầu giun. Sau khi hội chẩn với Bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp Tiết niệu và Nam học, bệnh nhân đã được xử lý và lấy được bệnh phẩm ký sinh trùng là con giun dài khoảng 30 cm. Sau đó, anh được chuyển lại Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp tiếp tục theo dõi và điều trị.
Bác Sĩ Lê Văn Thiệu cho biết thêm: "Bệnh nhân đã được làm huyết thanh chẩn đoán các loại giun sán, ký sinh trùng khác và dương tính với khá nhiều loại giun sán khác như: sán máng, sán dây chó, sán lợn, giun lươn, giun đũa chó mèo. Hiện tại, bệnh nhân được theo dõi các tổn thương ở các vị trí trên cơ thể. Việc lấy giun ra cần tránh không làm đứt giun và không rạch dọc, rạch rộng theo chiều dài của giun để lấy giun ra".

“Nếu giun không tự chui ra hoặc không được lôi ra, nó có thể gây áp xe tại chỗ trú trên cơ thể người. Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị bệnh giun rồng mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm được những biến chứng nguy hiểm.”, bác sĩ Lê Văn Thiệu cho hay.
Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị bệnh giun rồng mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm được những biến chứng nguy hiểm.


Việc phân luồng, phân tuyến điều trị để tránh lây nhiễm chéo luôn được các bệnh viện chủ động thực hiện, nhất là khi số ca mắc bệnh lây nhiễm tiếp tục tăng cao.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần; kịp thời phát hiện các sai phạm và xử lý theo quy định.
Một bệnh nhân nữ 25 tuổi được phát hiện nhiễm cùng lúc 21 chủng virus HPV, trong đó có 14 chủng thuộc nhóm nguy cơ cao gây ung thư.
Dân quân thường trực, người cao tuổi và người lao động không hưởng lương hưu sẽ được Nhà nước chi trả toàn bộ chi phí mua thẻ BHYT từ ngày 1/7 tới.
Hà Nội ghi nhận 148 ca mắc Covid-19 mới trong tuần qua (6/6 - 13/6), theo thông tin của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các khu vực triển khai các giải pháp, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người bệnh BHYT trong thời tiết nắng nóng.
0