Áo dài Huế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Sự khác biệt lớn nhất của áo dài Huế so với các vùng miền khác trong cả nước là được nuôi dưỡng trên nền tảng của một vùng văn hóa từng là kinh đô cuối cùng của triều đại quân chủ Việt Nam, nơi mà thẩm mỹ trang phục cung đình nhà Nguyễn với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa, giao thoa thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt.

Ảnh: Phan Thanh Hải/ Báo Lao động.
Kỹ thuật cắt, may thủ công tỷ mẩn, cẩn trọng, được các nghệ nhân, người thợ may áo dài chăm chút, trân trọng và gìn giữ qua nhiều đời. Vì vậy, chiếc áo dài không đơn thuần là sản phẩm may mặc mà là một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng giá trị bản sắc văn hóa riêng của Huế. Đằng sau đó là hệ chuẩn mực giá trị thẩm mỹ và đạo đức, luân lý của xã hội, gắn liền việc phân định danh phận, vị thế, vai trò cá nhân, giai tầng trong xã hội.


Triển lãm tranh “Sĩ tử 2” tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám tái hiện hình ảnh sinh động và gần gũi của sĩ tử trong những ngày ôn thi căng thẳng.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang, trách nhiệm” được Đài Hà Nội tổ chức vào ngày 19/6, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
NSƯT Đăng Dương, ca sĩ Võ Hạ Trâm, Đức Tuấn...miệt mài tập luyện và bày tỏ niềm vinh dự khi được góp mặt biểu diễn trong chương trình Chính luận nghệ thuật "Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang và trách nhiệm".
Chương trình chính luận nghệ thuật “Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang và trách nhiệm” sẽ khắc họa lịch sử 100 năm nền báo chí nước nhà gắn liền với từng giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang và trách nhiệm” sẽ diễn ra lúc 20h ngày 19/6/2025, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.
Triển lãm chuyên đề ngành gốm sứ - sơn son thếp vàng năm 2025 giới thiệu trên 320 mẫu sản phẩm sáng tạo và độc đáo từ các nghệ nhân, nhà thiết kế trẻ của Hà Nội.
0