Bảo tàng Mỹ trình chiếu phim về dải ngân hà
Từ hàng tỷ sao chổi đến những ngôi sao xa xôi, một chương trình mới tại Cung thiên văn Hayden thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ đã mang cả dải ngân hà đến gần hơn với người xem. Không chỉ là một buổi trình chiếu phim đơn thuần, đây còn là hành trình khoa học đầy cảm xúc, nơi các dữ liệu vũ trụ biến thành câu chuyện chạm tới trái tim.
Buổi trình chiếu mang tên "Cuộc gặp gỡ trong dải ngân hà" tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ giúp công chúng khám phá chuyển động của hệ mặt trời trong dải ngân hà, sử dụng dữ liệu khoa học và hình ảnh trực quan để lý giải cách những chuyển động vũ trụ này định hình, ảnh hưởng đến vị trí của chúng ta trong không gian.
Một trong những phát hiện quan trọng nhất xuất hiện trong quá trình sản xuất chương trình đến từ việc mô hình hóa đám mây Oort, một vùng xa xôi chứa đầy các mảnh vụn băng giá còn sót lại từ sự hình thành của hệ mặt trời.
Nhà vật lý thiên văn kiêm giám tuyển chương trình Jackie Faherty chia sẻ: “Đám mây Oort - phần ngoài cùng của hệ mặt trời chứa hàng triệu sao chổi, là tàn tích từ thời hệ mặt trời hình thành. Khi chúng tôi mô phỏng đám mây này dựa trên dữ liệu thực, với sự hỗ trợ từ chuyên gia David Nesvorny, chúng tôi bất ngờ phát hiện một cấu trúc xoắn ốc chưa từng thấy bên trong đám mây Oort. Cấu trúc này trông như một thiên hà, nhưng có vẻ được hình thành do lực triều của thiên hà. Phát hiện này hoàn toàn mới và thực sự làm chúng tôi sửng sốt. Tất cả bắt nguồn từ quá trình trực quan hóa dữ liệu cho chương trình không gian 'Cuộc gặp gỡ trong dải ngân hà’ của Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ”.
Phát hiện này đã được công nhận là một phần trong tri thức thiên văn học về khu vực ngoài cùng của hệ mặt trời, được gửi đăng qua một bài báo khoa học trên The Astrophysical Journal (Tạp chí Vật lý Thiên văn). Hình ảnh đám mây Oort chỉ là một ví dụ về cách chương trình "Cuộc gặp gỡ trong dải ngân hà" dùng dữ liệu để tạo ra khám phá mới và kể những câu chuyện khoa học hấp dẫn. Theo đạo diễn chương trình, đây là nỗ lực gắn kết khán giả về mặt cảm xúc và trí tuệ, ngay cả khi xử lý các thang thời gian và khoảng cách rộng lớn.
Ngoài việc mô phỏng chuyển động của hệ mặt trời, chương trình còn nhìn ra toàn dải ngân hà rộng lớn hơn và xa hơn nữa. Thông qua sự kết hợp giữa hình ảnh dữ liệu, lời dẫn truyện và âm nhạc, chương trình mang đến cả kiến thức khoa học lẫn một góc nhìn sâu sắc hơn về vị trí của nhân loại trong vũ trụ.
“Cuộc gặp gỡ trong dải ngân hà” sẽ ra mắt tại Cung thiên văn Hayden vào ngày 9/6, do nam diễn viên Pedro Pascal dẫn truyện. Đây là chương trình gốc thứ 7 được thực hiện cho cung thiên văn, đánh dấu kỷ niệm 25 năm thành lập Trung tâm Trái Đất và Không gian Rose.


Bộ trưởng Quốc phòng cùng Thủ tướng Israel đã chỉ thị cho Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tăng cường tấn công vào các mục tiêu chiến lược tại Iran.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.
Triều Tiên nhấn mạnh quan hệ vững chắc với Nga, tái khẳng định tăng cường hợp tác song phương nhân kỷ niệm một năm ngày ký kết Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Moscow.
Israel không kích hàng loạt mục tiêu ở Thủ đô Tehran và gây ra nhiều vụ nổ lớn từ chiều đến tối muộn ngày 18/6, khiến xung đột Israel-Iran tiếp tục leo thang.
Bão Erick ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico đã thành cấp 1 và sẽ tiếp tục mạnh lên, có thể trở thành siêu bão trước khi đổ bộ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Iran và Israel.
0