Bất lực khi bị lừa đảo trên không gian mạng

Lừa đảo trên không gian mạng liên tục gia tăng, với nhiều hình thức tinh vi. Số người bị lừa đảo cũng không ít và số tiền lừa đảo thì ngày càng nhiều lên. Thế nhưng thực tế, người dân không biết kêu ai khi bị lừa đảo trên mạng. Và xác suất lấy lại được số tiền là rất ít.

Cụ thể, một trường hợp khách hàng nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là nhân viên của ngân hàng mời chào nâng hạng mức thẻ tín dụng. Người này đã hoàn toàn tin tưởng vào lời tư vấn của “nhân viên” giả mạo. Sau khi làm theo hướng dẫn, 40 triệu đồng trong tài khoản của vị khách hàng này bỗng nhiên “không cánh mà bay”. Và sau khi biết mình bị lừa, nạn nhân chẳng biết kêu ai để đòi lại được số tiền đã mất.

Một nạn nhân chia sẻ: "Người đó cũng nói với tôi là chỉ cần nhập đầy đủ thông tin gồm số thẻ, mã CVV, OTP… thì yêu cầu nâng hạn mức thẻ lên 70 triệu sẽ được đáp ứng. Tuy nhiên, sau khi làm theo hướng dẫn thì tài khoản ngân hàng của tôi bỗng nhiên có thông báo trừ tiền, tôi đã vội vã liên lạc lại ngay với nhân viên kia qua Zalo và gọi điện nhưng đều không thể nào liên lạc được. Đến lúc đó tôi mới bàng hoàng nhận ra mình đã bị lừa".

Hình thức lừa đảo trên không gian mạng ngày càng gia tăng.

Tất cả các vụ lừa đảo đều hướng tới mục tiêu lấy tiền trong tài khoản ngân hàng. Dù tự nguyện chuyển khoản, hay cung cấp thông tin cho kẻ gian lấy tiền, hoặc bị chiếm quyền sử dụng điện thoại; thì phần lớn khách hàng sau khi bị lừa đều nghĩ ngay đến việc liên hệ với ngân hàng để xử lý.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, nơi thường xuyên tiếp nhận thông tin về các vụ việc lừa đảo để thống kê và phân tích. Hàng ngày, hàng tuần, trung tâm đều có điểm tin về lừa đảo trực tuyến, nhưng cũng chỉ với mục đích cảnh báo cho người dân.

Ông Nguyễn Phú Lương - Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cho hay: "Chúng tôi luôn cảnh báo việc lấy lại tiền gặp rất nhiều khó khăn, thường sẽ khó hơn khi tiền bị lừa đảo ngay lập tức chuyển hóa thành các loại tài sản khác nhau, hoặc chuyển ra nước ngoài. Thế nên việc truy vết dòng tiền gặp rất nhiều khó khăn nên lấy lại tài sản gần như là không thể".

Xác suất lấy lại được tiền là rất thấp. Chính vì vậy, nâng cao tinh thần cảnh giác trong mọi tình huống chính là giải pháp tốt nhất để người dân bảo vệ tài sản của chính mình trong bối cảnh lừa đảo trên không gian mạng gia tăng như hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.

Người dân nên rời khỏi xe, di chuyển ra phía sau lan can đường hoặc khu vực xa làn đường xe chạy khi xe gặp sự cố - đại diện Cục Cảnh sát Giao thông cho biết.

Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã chuyển hồ sơ vụ việc sản xuất, buôn bán yến chưng giả trị giá trên 900 triệu đồng cho công an điều tra.

Cựu Chủ tịch Công ty Sơn Lâm Phạm Văn Cách bị cáo buộc đút lót 71,1 tỷ đồng cho 18 cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để được tiêu thụ thuốc.

37 bị cáo là “quái xế” 16-18 tuổi được TAND quận An Dương (Hải Phòng) đưa ra xét xử lưu động về vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trong hai ngày 18-19/6.

Công an tỉnh đã khởi tố Giám đốc công ty sản xuất cà phê giả tại Quy Nhơn, với thủ đoạn sản xuất cà phê giả pha lẫn đậu nành.