Bộ GD&ĐT: Bảo đảm tỉ lệ chi cho giáo dục đại học
Sáng 14/3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện chính sách, pháp luật trong phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Các đại biểu đã chia sẻ một số vấn đề Đoàn giám sát quan tâm, trọng tâm là báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng. Trong đó có nội dung về chủ trương, chính sách của Đảng liên quan đến phát triển, sử dụng nguồn nhân lực; việc thể chế hóa chủ trương này; đánh giá thực trạng, kết quả thực hiện chính sách.
Đối với điểm nghẽn thể chế, ngoài các chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề thuế, đất đai, xã hội hóa, còn là điểm nghẽn pháp lý trong triển khai tự chủ đại học. Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết sẽ tiến hành sửa đồng loạt ba luật: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp, sao cho có một hệ thống mạch lạc và có được những cái mới mang tính đột phá.
Đồng thời Bộ trưởng đề xuất bảo đảm tỷ lệ chi cho giáo dục đại học; xem xét, phê duyệt một số đề án, dự án đang được trình, không đợi chương trình mục tiêu quốc gia được phê duyệt.
Về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực mũi nhọn mới nổi, Bộ trưởng cho rằng cần nhìn nhận ở khả năng thích ứng của người học; khả năng ứng phó, sự sẵn sàng của các trường đại học bởi nguồn nhân lực không thể có sẵn.
Kết luận buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đánh giá Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chuẩn bị báo cáo kỹ càng, đầy đủ. Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như vấn đề được trao đổi trong buổi làm việc là cơ sở rất quan trọng giúp Đoàn giám sát xây dựng báo cáo chất lượng về nội dung này.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0