Bộ máy hành chính cấp tỉnh cồng kềnh, cản trở sự phát triển

Theo các chuyên gia, việc không tiếp tục tổ chức cấp hành chính trung gian (cấp huyện) nếu được thực hiện tốt sẽ giúp giảm bớt sự cồng kềnh trong hệ thống hành chính Nhà nước, phù hợp với yêu cầu phát triển trong bối cảnh hiện nay.

Từ Kết luận số 126 đến Kết luận số 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư "về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị" đã hướng thẳng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống chính trị gọn nhẹ, minh bạch. Trong đó, chủ trương nghiên cứu, định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã được nhìn nhận và đánh giá trên cơ sở thực tiễn, khi bộ máy Nhà nước trong những năm qua cho thấy sự cồng kềnh, chồng chéo và dẫn tới lãng phí nguồn lực và chưa phát huy hết được hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả.

Hiện nay, 70% là tỷ lệ ngân sách chi cho bộ máy Nhà nước (bao gồm cả chi lương và vận hành). Theo các chuyên gia, chi phí cho bộ máy như vậy là quá lớn, bởi sẽ chỉ còn 30% ngân sách dành cho đầu tư, phát triển các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, hạ tầng… điều này cho thấy sự mất cân đối nghiêm trọng.

Bình luận về con số này, GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, thách thức hiện nay chính là bộ máy còn cồng kềnh, chồng chéo, vận hành thiếu chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao. Theo ông, để có một chính quyền như Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn từ năm 1946 là mạnh mẽ, sáng suốt thì chưa đạt được mục tiêu.

“Nếu tính đến đầu dân thì bộ máy của chúng ta thuộc loại cồng kềnh nhất trên thế giới. Tại sao một quốc gia chưa giàu có, chưa dư thừa về tiền bạc, cũng là một dân tộc thông minh, cũng nhận ra vấn đề thì tại sao lại để tồn tại một bộ máy cồng kềnh, vô lý như vậy?”, GS. TSKH Phan Xuân Sơn, Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nói.

Theo đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) nhận định, một số tỉnh hiện nay có diện tích và dân số nhỏ nhưng vẫn duy trì bộ máy hành chính tương đương với các tỉnh có quy mô lớn. Tinh gọn bộ máy là một cuộc cách mạng, chúng ta bắt buộc phải sắp xếp lại các đơn vị hành chính. Bởi hiện nay, một tỉnh dân số chỉ hơn 30 vạn, trong khi có tỉnh gần 4 triệu dân vẫn duy trì một bộ máy vận hành với ba cấp như nhau, điều này dẫn đến sự bất hợp lý về phân bổ nguồn lực và gia tăng gánh nặng ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy, việc tinh gọn, sáp nhập bộ máy hành chính là cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý, giảm bớt các tầng nấc trung gian.

Theo các chuyên gia, không chỉ dừng lại việc bất cập về 63 tỉnh, thành đang chưa hợp lý, mà thực tế cho thấy, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện với 694 đơn vị đang là một cấp trung gian gây lãng phí nguồn lực, thậm chí ở nhiều cấp quận, huyện, có tình trạng chưa chủ động, linh hoạt dẫn tới việc đình trệ công việc.

Trong khi đó, về mặt quy trình thì việc duy trì chính quyền ba cấp: tỉnh/thành rồi đến quận/huyện rồi mới đến xã/phường dẫn tới việc kéo dài thời gian xử lý công việc và phải duy trì một bộ máy vận hành lên tới hàng ngàn người. Trong khi đó, 80% các nước trên thế giới duy trì bộ máy ba cấp là quốc gia - tỉnh/thành rồi đến cấp xã/phường và hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, không gian số và việc việc xây dựng chính quyền số thì việc bỏ cấp huyện trong bộ máy vận hành là thực sự cần thiết.

Việc tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương hoạt động chủ động và hiệu quả, phục vụ tốt nhất lợi ích của nhân dân. Việc không tiếp tục tổ chức cấp hành chính trung gian (cấp huyện) nếu được thực hiện tốt sẽ giúp giảm bớt sự cồng kềnh trong hệ thống hành chính Nhà nước, đồng thời tạo ra một mô hình hành chính tinh gọn, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu phát triển trong bối cảnh hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài khẳng định Hà Nội luôn đánh giá cao sự phối hợp tích cực, hiệu quả của của các cơ quan báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình phát triển của Thủ đô.

Bị cáo Nghiêm Quang Minh - chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong đã hầu toà phúc thẩm vào chiều 19/6.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị “hỏi nhanh, đáp gọn”, mỗi đại biểu chỉ chất vấn một vấn đề trọng tâm tại phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.

Thẩm mỹ viện quốc tế Gangnam (Gia Lai) bị đình chỉ sau vụ một người dân bị biến chứng nặng nề khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở này.

Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn vào sáng nay, 19/6. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.

Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.