Bớt gánh nặng khi được giảm học phí

Chính sách học phí đã được HĐND thành phố Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023 - 2024 ở Hà Nội sẽ là 24.000 - 217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ. Với nghị quyết này, nhiều phụ huynh mừng vui vì giảm bớt được phần nào gánh nặng.

Vẫn còn khoản nợ ngân hàng khi mua nhà, lại còn 2 con đang ở độ tuổi đi học, vấn đề học phí cùng các khoản chi phí khác tạo ra sức ép không nhỏ cho gia đình chị Hè.

Chị Nguyễn Thị Hè, Huyện Đông Anh, TP. Hà Nội chia sẻ: "Năm nào cũng vậy cứ vào đầu năm học là rất nhiều khoản đóng, gia đình tôi rất nặng gánh về mặt học phí của 2 con."

Bớt gánh nặng khi được giảm học phí 

Vậy nên, khi Hà Nội ra quyết định  mức thu học phí năm học 2023 - 2024 bằng với năm học 2021 - 2022 đã trở thành tín hiệu vui cho hầu hết phụ huynh, học sinh trên địa bàn thành phố. Việc giảm học phí là chủ trương đúng đắn, đảm bảo 100% trẻ được đến trường, giúp các em được bình đẳng trong giáo dục. Bên cạnh đó, những gia đình thu nhập thấp cũng vơi bớt áp lực trong cuộc sống; gánh nặng trên vai mỗi gia đình có con đi học cũng dần được trút xuống.

Chị Vũ Hải Hoa - Phụ huynh học sinh chia sẻ: "Với những gia đình có điều kiện thì học phí không thành vấn đề gì nhiều, nhưng với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập không cao, ngoài học phí còn nhiều khoản đóng khác, vì vậy được miễn học phí thì đây lại tin vui cho nhiều gia đình."

Khoản đóng học phí mỗi tháng không nhiều nhưng với các gia đình còn khó khăn thì đây là một khoản không hề nhỏ

Bà Lê Hoàn Châu - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Ba Đình chia sẻ: "Đây là tin vui đối với các phụ huynh học sinh, nội dung này được thông qua trong năm học này, chúng tôi cũng đang mong đợi để được hướng dẫn cụ thể hơn để được triển khai quyết định này."

Trên thực tế, khoản đóng học phí mỗi tháng không nhiều nhưng với các gia đình còn khó khăn, có con đang tuổi đi học, đây là một khoản không hề nhỏ. Và nghị quyết này đã khẳng định sự quan tâm, đầu tư rất lớn của thành phố dành cho sự nghiệp giáo dục, hướng đến nền giáo dục toàn dân, mọi học sinh đều bình đẳng trong cơ hội tiếp cận với giáo dục một cách tốt nhất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.

Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.