Bữa cơm tất niên, nét đẹp trong văn hóa người Việt
Theo phong tục cổ truyền của người Việt, mâm cỗ tất niên sẽ thực hiện vào 30 Tết, hoặc 29 Tết với những năm lịch thiếu. Đây là một trong những bữa cơm mang ý nghĩa quan trọng trong truyền thống văn hóa của người Việt từ xưa đến nay.
Bữa cơm chiều cuối năm cũng là lúc gia đình đoàn viên, sum họp. Cả một năm làm việc, học hành vất vả ở nơi xa, đây là lúc người ta được quay về với gia đình, cùng ăn một bữa cơm mang đậm vị Tết. Đây cũng là dịp để con cháu mời ông bà, tổ tiên về dùng bữa. Việc chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên sao cho thật chỉn chu chính là cách để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính của mình đối với ông bà, tổ tiên.

Tùy vào phong tục mỗi vùng miền, các món ăn trong mâm cúng tất niên sẽ được thay đổi sao cho phù hợp với truyền thống của từng nơi. Trong đó, mâm cơm cúng tất niên miền Bắc được xem là phiên bản nguyên vẹn nhất theo tập tục cũ, với những món ăn truyền thống như: bánh chưng, gà luộc, bát canh măng, nem rán, khoanh giò và một đĩa bóng xào thập cẩm…

Bữa cơm chiều 30 Tết dù ở thời kỳ nào, hay địa phương nào đi chăng nữa nhưng với mỗi người Việt vẫn luôn là bữa cơm ý nghĩa nhất trong ký ức mỗi thành viên trong gia đình. Sau bữa cơm tất niên, gia đình sẽ sửa soạn để cúng Giao thừa, tiễn năm cũ và đón chào năm mới.


Hồ Tây thức dậy với một vẻ đẹp rất riêng của mùa hạ. Mặt nước lăn tăn ánh bình minh. Giữa không gian thanh mát, người Hà Nội bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Những người nông dân ở ngoại thành đang bắt kịp cuộc sống hiện đại bằng cách kết hợp làm nông nghiệp với du lịch.
Pickleball dù là môn thể thao mới nổi nhưng đang góp phần tạo nên một thành phố năng động và tràn đầy sức sống.
Những chuyến tàu điện tiếp diễn mỗi ngày như mang theo nhịp sống văn minh, hiện đại của một thành phố đang chuyển mình.
Khu vườn sinh thái trên cao không chỉ giúp gia đình có nguồn thực phẩm sạch mà còn đem đến bầu không khí trong lành, mát mẻ.
Thợ sửa điều hoà là những người công nhân rong ruổi khắp phố phường với công việc chưa bao giờ "mát mẻ".
0