Các trường đại học hướng về đồng bào vùng lũ

Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm thực thiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Ngay trong ngày hôm nay, nhiều hoạt động cụ thể đã được các trường học triển khai.

Tại lễ khai giảng năm học mới diễn ra sáng nay 18/9, Trường đại học Ngoại thương đã thông báo không nhận hoa chúc mừng. Trên sân khấu, chỉ có một "lẵng hoa sẻ chia và yêu thương" có in mã QR là tài khoản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ngay tại lễ khai giảng, Hiệu trưởng Nhà trường kêu gọi tất cả các giảng viên, sinh viên, học viên và các doanh nghiệp đối tác cùng tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ những người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, xây dựng tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. Lễ khai giảng có sự tham dự của hơn 3.000 tân sinh viên, học viên, trong số này, 95% thí sinh trúng tuyển đạt từ 27 điểm/3 môn trở lên.

"Lẵng hoa sẻ chia và yêu thương" trên sân khấu khai giảng của Đại học Ngoại thương.

Đại học Ngoại thương là ngôi trường thu hút nhiều thủ khoa, á khoa toàn quốc theo học. Lãnh đạo Nhà trường mong muốn, các tân sinh viên sẽ chủ động kết nối, khám phá bản thân để xây dựng nên hệ sinh thái của mình; nỗ lực giúp đỡ cộng đồng để có một năm học thành công. Ngay tại lễ khai giảng, giảng viên, sinh viên nhà trường đã tham gia ủng hộ đồng bào vùng lũ.

Cũng trong hôm nay, nhiều trường Đại học như Kinh tế quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Mở TP HCM đã quyết định giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợ tiền mặt, chỗ ở tạm cho sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.

Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.