Cần cơ chế đặc thù gỡ vướng cải tạo chung cư cũ
Đầu tháng 3, UBND quận Ba Đình công bố phương án đề xuất quy hoạch và cải tạo tổng mặt bằng 5 cụm nhà chung cư cũ G6A, 6B, G22, 23, 24 Thành Công thành ba tòa nhà, trong đó tòa tái định cư cao 24 tầng nổi, ba tầng hầm và hai tòa thương mại, dịch vụ. Sau nhiều năm tạm cư, người dân phấn khởi đón nhận thông tin.

Đây là một trong số ít khu chung cư cũ thuộc nhóm ưu tiên cải tạo đợt một công bố phương án quy hoạch nhưng chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến hết quý 4/2023, qua bốn đợt thực hiện, toàn thành phố chưa có khu chung cư nào hoàn thành công tác lập, phê duyệt quy hoạch. Mới chỉ kiểm định được 431 trên tổng số 1360 chung cư, đạt 32% kế hoạch. Việc di dời các hộ dân ra khỏi nhà nguy hiểm cấp độ D vẫn còn 27 hộ dân ở nhà G6A Thành Công, nhà 148-150 phố Sơn Tây (Bộ tư pháp) và C8 Giảng Võ trên địa bàn quận Ba Đình.
Để tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, Hà Nội cần có những cơ chế đặc thù về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, bổ sung kịp thời các quy định về cải tạo chung cư cũ. Trrước hết là đẩy mạnh việc phân cấp phân quyền, bổ sung thẩm quyền cho HĐND thành phố khi sửa đổi Luật Thủ đô 2012.

Dự thảo Luật cũng cần nhấn mạnh đến việc cân bằng lợi ích giữa nhà nước - người dân - doanh nghiệp với các giải pháp cho từng chủ thể. Trong đó, cần tạo cơ chế để người dân được góp vốn cùng nhà đầu tư, vừa giảm bớt gánh nặng nguồn vốn cho doanh nghiệp và người dân vừa có thêm cơ hội lựa chọn căn hộ sau cải tạo. Hay một số nội dung khác liên quan đến thẩm quyền của riêng Hà Nội.
Cuối năm 2021, HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về đề án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn với mục tiêu giai đoạn 2021-2025, ngân sách dự kiến bố trí khoảng 500 tỷ đồng tiến hành tổng rà soát, kiểm định các chung cư cũ và lập quy hoạch chi tiết, ưu tiên cải tạo trước 10 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D. Nhưng hai năm qua, mọi việc vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Hy vọng tới đây, với những cơ chế đặc thù được quy định tại Luật Thủ đô sửa đổi, Thành phố sẽ tháo gỡ được những vướng mắc, đẩy nhanh quá trình cải tạo, xây mới các chung cư cũ trên địa bàn.


Nguồn cung chung cư mới dồi dào nhưng phân khúc cao cấp vẫn chiếm chủ yếu, trong khi thiếu dự án bình dân như kỳ vọng của người dân.
Bộ Xây dựng vừa phản hồi kiến nghị của Ban quản trị chung cư New Skyline về việc HUD chậm quyết toán quỹ bảo trì tòa nhà tại phường Văn Quán, quận Hà Đông.
Chủ tịch UBND cấp xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân từ 1/7.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, huyện Hoài Đức phối hợp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án Nam đường 32, xử lý dứt điểm những tồn tại.
Khu nhà ở xã hội gần Quốc lộ 18 được tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh tăng tầng cao từ 18 lên 22 để đáp ứng nhu cầu đô thị.
Hà Nội đã cấp hơn 68.000 giấy chứng nhận đất gắn mã QR trong năm 2025, theo Luật Đất đai 2024.
0