Cần loại bỏ các sản phẩm âm nhạc độc hại
Hiện nay có không ít ca khúc đề cập tới các chủ đề nhạy cảm, chứa những ngôn từ tục tĩu, coi thường phụ nữ, thậm chí xúc phạm văn hóa, tôn giáo,…. Một số ca sĩ, rapper trẻ tuổi còn sử dụng các sản phẩm âm nhạc nhằm mục đích tấn công, mạt sát lẫn nhau nhưng vẫn được một bộ phận khán giả trẻ bỏ qua, thậm chí hưởng ứng nhiệt tình bởi họ cho rằng đây là việc bình thường trong nhạc rap.
Đáng buồn thay, những ca khúc có nội dung lệch chuẩn lại thu hút hàng trăm, hàng triệu lượt xem và nghe trên không gian mạng, lan truyền một cách chóng mặt chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Thậm chí các ca sĩ thể hiện các ca khúc lệch chuẩn này còn được giới trẻ tung hô là thần tượng giới trẻ.

Sự tồn tại và phát triển của những ca khúc này sẽ khiến khán giả trẻ dần dần có cái nhìn sai lệch về đạo đức và lối sống, không phân định rạch ròi ranh giới giữa nghệ thuật và dung tục. Đã đến lúc cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý để sớm chấm dứt, loại bỏ những sản phẩm âm nhạc độc hại này.
Chị Vân Hà, quận Đống Đa, Hà Nội chia sẻ: "Em nghĩ là việc để quản lý mọi người nghe hay là không nghe những âm nhạc trên mạng xã hội sẽ rất là khó. Bởi vì những app nghe nhạc đó thì đều được mua và nghe miễn phí. Em thấy như em trai em lên YouTube xem, có những bài hát chế lại tiêu đề rất bình thường nhưng mà phần nội dung bên trong lại rất bạo lực, phản cảm."
Ngược lại, có những người cho rằng, âm nhạc chỉ để giải trí và sẽ không ảnh hưởng tới nhận thức, tư duy của người nghe. Khán giả có quyền lựa chọn những gì mình muốn và đó là quyền tự do của mỗi người.
Một trong các nguyên nhân dẫn đến việc các sản phẩm âm nhạc phản cảm này tồn tại phổ biến, được quan tâm là sự nở rộ của mạng xã hội; sự dễ dàng trong phát hành sản phẩm, lỗ hổng trong quản lý.
Trước đây, để phát hành một ca khúc, nghệ sĩ phải nộp hồ sơ lên hội đồng xét duyệt, cấp giấy phép rồi mới được phổ biến tới công chúng. Còn hiện tại, cá nhân nào cũng có thể tự do thu âm, sản xuất MV và phát hành trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, YouTube. Đó là các nền tảng xuyên biên giới, khó quản lý và thiếu sự kiểm duyệt về nội dung. Và kiểm duyệt thường xảy ra sau khi ca khúc đã phổ biến rộng rãi.

Theo nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh, nếu không có những chế tài xử phạt kịp thời sẽ để lại những hậu quả cho thế hệ tương lai.
"Nếu như các bạn sáng tác những gì tích cực thì nó sẽ còn lâu, nếu không thì nó cũng chỉ là những thứ ta đi qua người ta nhìn rồi người ta quên ngay. Mình làm cái gì để người ta nhớ phải trân trọng thì hãy làm, còn cái gì người ta không để ý, lên án thì bớt đi không nên." ông Ninh chia sẻ thêm.
Sự ra đời, tồn tại của ca khúc có nội dung, ca từ dung tục, lệch lạc phần nào phản ánh cái nhìn sai lệch của một bộ phận giới trẻ, cả người làm nhạc và người nghe nhạc.
Theo ông Nguyễn Đình Thành, Chuyên gia văn hoá, về lâu dài, những vi phạm này cần có chế tài quản lý chặt chẽ, rõ ràng hơn bằng cách luật hóa để tăng khả năng răn đe cũng như tránh ảnh hưởng đến công chúng và các nghệ sĩ chân chính.


Album “2025 BTS FESTA: CAPSULE ALBUM Vol. 1” cho phép đặt hàng từ 11h sáng 16/6 theo giờ Hàn Quốc, áp dụng cho cả phiên bản online và mua tại cửa hàng.
Giải thưởng "Bìa album đẹp nhất" sẽ được Viện Hàn lâm Thu âm Mỹ khôi phục tại Grammy 2026, phản ánh vai trò quan trọng của hình ảnh trong định hình bản sắc âm nhạc.
Concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" tối 15/6 là đêm nhạc bùng nổ và đầy cảm xúc, dù các nghệ sĩ biểu diễn dưới mưa và điều kiện mất điện trên sân khấu.
Những ca khúc nhạc Trịnh trong album "Gió qua mùa thu nhớ" của ca sĩ Mai Diệu Ly được kết hợp thêm âm hưởng jazz để mang đến sự sáng tạo, mới mẻ.
Concert cuối cùng của chuỗi đêm nhạc "Anh trai vượt ngàn chông gai" vẫn khiến khán giả bùng nổ cảm xúc với những bản phối âm nhạc hoàn toàn mới.
Hai đêm concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là cơ hội để các "anh tài" tỏa sáng mà còn minh chứng cho sự phát triển của công tác tổ chức concert tại Việt Nam.
0