Cần rõ trách nhiệm trong phân cấp quản lý chất lượng sản phẩm
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được xây dựng nhằm thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.

Đồng thời, xây dựng khung pháp lý nhằm triển khai hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động đánh giá sự phù hợp; giải thưởng chất lượng quốc gia; mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc..., bảo đảm sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, góp phần tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng…
Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản tán thành với phạm vi sửa đổi, bổ sung; tên gọi của Luật là phù hợp. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cần sửa đổi toàn diện. Theo hướng này, tên gọi của Luật nên là Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sửa đổi); có ý kiến đề nghị đổi tên thành Luật Chất lượng và an toàn sản phẩm, hàng hóa.
Do đó, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị, tiếp tục rà soát các nội dung cần sửa đổi, bổ sung theo 4 nhóm chính đã được Quốc hội thông qua. Đồng thời, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, nếu phạm vi sửa đổi vượt ra khỏi 4 nhóm chính sách này thì cần bổ sung đánh giá tác động chính sách.
Về nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Điều 5 dự thảo Luật hợp nhất), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị làm rõ cơ sở để quy định các tiêu chí xác định hàng hóa Nhóm 2 (hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn), ngoài tiêu chí “khả năng gây mất an toàn” thì còn những tiêu chí nào trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cần quản lý.
Về chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Điều 6 dự thảo Luật hợp nhất), Thường trực Ủy ban nhận thấy, các chính sách tại Điều 6 dự thảo Luật còn chưa rõ nét, chưa cụ thể hóa đầy đủ tại các điều khoản cụ thể, dẫn đến khó áp dụng.

"Đề nghị cần làm rõ nội dung nào ngân sách nhà nước đầu tư, nội dung nào Nhà nước hỗ trợ, nội dung nào khuyến khích xã hội hóa; bổ sung một số chính sách và luật hóa thành các điều luật trong dự thảo Luật như tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm; quản lý chất lượng đối với sản phẩm hàng hóa trọng điểm, chiến lược quốc gia", Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhấn mạnh.


Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài khẳng định Hà Nội luôn đánh giá cao sự phối hợp tích cực, hiệu quả của của các cơ quan báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình phát triển của Thủ đô.
Bị cáo Nghiêm Quang Minh - chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong đã hầu toà phúc thẩm vào chiều 19/6.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị “hỏi nhanh, đáp gọn”, mỗi đại biểu chỉ chất vấn một vấn đề trọng tâm tại phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.
Thẩm mỹ viện quốc tế Gangnam (Gia Lai) bị đình chỉ sau vụ một người dân bị biến chứng nặng nề khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở này.
Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn vào sáng nay, 19/6. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.
0