Cảnh báo 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến
Theo đó, 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến hiện nay, gồm: biên lai chuyển khoản giả; mua hàng tích điểm nhận thưởng; vay tiền online với thủ tục đơn giản; mời chào mở thẻ tín dụng online; yêu cầu đóng phí xác nhận số dư bị treo.
Các đối tượng thành lập các hội nhóm, sử dụng tài khoản ảo để đăng bài quảng cáo dịch vụ làm giả biên lai chuyển tiền của nhiều ngân hàng, công khai bài đăng liên hệ làm việc qua các nền tảng Zalo, Telegram. Bên cạnh đó, lợi dụng sự tiện lợi, phổ biến của mã QR để thực hiện hành vi lừa đảo. Trước thủ đoạn lừa đảo tinh vi, nhiều diễn biến phức tạp trên không gian mạng, Bộ Công an đã có khuyến cáo, người dân cần chủ động nâng cao ý thức cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không quen biết. Cẩn trọng trước khi quét mã QR, đặc biệt cảnh giác với các mã QR được dán hoặc chia sẻ ở những nơi công cộng hoặc gửi qua mạng xã hội, email.


Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.
Người dân nên rời khỏi xe, di chuyển ra phía sau lan can đường hoặc khu vực xa làn đường xe chạy khi xe gặp sự cố - đại diện Cục Cảnh sát Giao thông cho biết.
Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã chuyển hồ sơ vụ việc sản xuất, buôn bán yến chưng giả trị giá trên 900 triệu đồng cho công an điều tra.
Cựu Chủ tịch Công ty Sơn Lâm Phạm Văn Cách bị cáo buộc đút lót 71,1 tỷ đồng cho 18 cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để được tiêu thụ thuốc.
37 bị cáo là “quái xế” 16-18 tuổi được TAND quận An Dương (Hải Phòng) đưa ra xét xử lưu động về vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trong hai ngày 18-19/6.
Công an tỉnh đã khởi tố Giám đốc công ty sản xuất cà phê giả tại Quy Nhơn, với thủ đoạn sản xuất cà phê giả pha lẫn đậu nành.
0