Cảnh báo 7 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến

Cục An toàn thông tin vừa đưa ra khuyến nghị người dân cảnh giác với 7 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến, gồm 5 hình thức diễn ra trong nước và hai hình thức được các đối tượng thực hiện ở quy mô quốc tế.

Các hình thức lừa đảo là: lừa đảo đăng ký học kỳ công an, quân đội miễn phí cho trẻ; chiếm đoạt mã giảm giá trên Shopee; giả danh thanh tra Sở Y tế để lừa bán thuốc xương khớp; chiêu lừa mạo danh VTV tổ chức cuộc thi ảnh; kênh YouTube của nhiều người nổi tiếng bị tấn công, chiếm quyền; xuất hiện lừa đảo "việc nhẹ lương cao" qua WhatsApp; đánh cắp thông tin doanh nghiệp bằng cách lừa cài mã độc qua email.

Hàng loạt kênh YouTube của người nổi tiếng bị tấn công, chiếm quyền.

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân không cung cấp thông tin, chuyển tiền khi chưa xác định được danh tính người nhận; không nhấn vào các đường link lạ trên mạng xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.

Người dân nên rời khỏi xe, di chuyển ra phía sau lan can đường hoặc khu vực xa làn đường xe chạy khi xe gặp sự cố - đại diện Cục Cảnh sát Giao thông cho biết.

Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã chuyển hồ sơ vụ việc sản xuất, buôn bán yến chưng giả trị giá trên 900 triệu đồng cho công an điều tra.

Cựu Chủ tịch Công ty Sơn Lâm Phạm Văn Cách bị cáo buộc đút lót 71,1 tỷ đồng cho 18 cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để được tiêu thụ thuốc.

37 bị cáo là “quái xế” 16-18 tuổi được TAND quận An Dương (Hải Phòng) đưa ra xét xử lưu động về vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trong hai ngày 18-19/6.

Công an tỉnh đã khởi tố Giám đốc công ty sản xuất cà phê giả tại Quy Nhơn, với thủ đoạn sản xuất cà phê giả pha lẫn đậu nành.