Cảnh báo chiêu trò mời chào đăng ký hộ ca thi
Theo đó, qua rà soát, Trung tâm Khảo thí - ĐH Quốc gia Hà Nội, nhận thấy một số tài khoản thi đã nhờ bạn bè, người khác đăng ký hộ ca thi trên cùng một địa chỉ IP và truy cập nhiều lần.
Người được nhờ đăng ký đã tiến hành hủy ca thi (do nhầm lẫn hoặc cố ý) của thí sinh. Việc này khiến cho ca thi của thí sinh bị hủy và không thể khôi phục lại.
Theo cảnh báo của Trung tâm Khảo thí - ĐH Quốc gia Hà Nội, thí sinh tuyệt đối không nên nhờ người khác lập tài khoản hay đăng ký ca thi giúp.

Bởi cũng qua rà soát, đến thời điểm đăng ký ca thi, trên mạng xã hội thường xuất hiện những lời mời chào đăng ký ca thi giúp thí sinh. Việc người lạ (hay cả người quen) đăng ký ca thi có thể nguy hiểm khi các thông tin cá nhân của thí sinh (như họ tên, ngày sinh, số căn cước công dân, điện thoại, địa chỉ,...) sẽ bị đối tượng lạ lấy cắp phục vụ các mục đích xấu mà thí sinh sẽ phải chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, đối tượng đăng ký cũng có thể hủy ca thi của thí sinh (sau khi đã nộp lệ phí) thí sinh không hề hay biết.

Đến thời điểm đăng ký ca thi, trên mạng xã hội thường xuất hiện những lời mời chào đăng ký ca thi giúp thí sinh
Theo Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, để tiến hành hủy ca thi, người đăng nhập phải xác nhận mật khẩu hai lần: Lần 1 nhập mật khẩu và chờ 15 giây, lần thứ 2 nhập lại mật khẩu và chờ 45 giây mới có thể xác nhận hủy ca thi.
Để bảo mật thông tin cá nhân và tránh việc người khác đăng nhập thay đổi hồ sơ, đăng ký hoặc hủy ca thi, thí sinh cần phải đổi ngay mật khẩu của tài khoản thi Đánh giá năng lực nếu đã từng tiết lộ cho người khác trong thời gian qua. Năm nay, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức 6 đợt thi Đánh giá năng lực. Ngoài các đợt thi vào tháng 3, 4, ba đợt thi khác sẽ diễn ra vào tháng 5, 6/2024.


Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0