Chỉ số thông thạo tiếng Anh của Việt Nam tăng hai bậc
Ngày 11/12, Tổ chức giáo dục quốc tế Education First (EF) công bố bảng xếp hạng chỉ số thành thạo tiếng Anh EF EPI ở 113 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ số này được EF công bố đầu tiên vào năm 2011. Để có được chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu năm 2023, công ty EF đã phân tích kết quả của 2,2 triệu người trưởng thành đã tham gia bài kiểm tra tiếng Anh do EF tổ chức.
Kết quả chỉ số thông thạo tiếng Anh của các quốc gia được chia thành các mức độ khác nhau. Cụ thể mức độ thông thạo rất cao gồm 12 quốc gia (602 đến 647 điểm); cao gồm 18 quốc gia (553 điểm đến 598 điểm); trung bình gồm 33 quốc gia (502 điểm đến 544 điểm); thấp gồm 27 quốc gia (450 điểm đến 497 điểm); rất thấp gồm 22 quốc gia (385 điểm đến 445 điểm).
Trong bảng xếp hạng, chỉ số thông thạo tiếng Anh của Việt Nam năm 2023 đạt 505/800 điểm, xếp thứ 58 trên tổng số 113 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam nằm trong nhóm có mức độ thông thạo tiếng Anh trung bình. Khu vực thông thạo Anh ngữ hàng đầu tại Việt Nam là Đồng bằng sông Hồng, trong đó thành phố Hà Nội có chỉ số cao hơn cả (538). Nhóm tuổi 26-30 sử dụng tiếng Anh tốt nhất cả nước. Chỉ số thạo tiếng Anh của nam giới Việt Nam là 513, cao hơn nữ giới (498). Mức độ thông thạo tiếng Anh của người Việt đã tăng 9 điểm, xếp thứ 7 trong khu vực châu Á, cao hơn điểm số của Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang xếp vị trí thứ tư, chỉ sau Singapore, Philippines và Malaysia. Hạng nhất trong bảng xếp hạng Chỉ số thành thạo tiếng Anh toàn cầu năm 2023 thuộc về Hà Lan với 647 điểm. Tiếp theo là Singapore, Áo, Đan Mạch, Na Uy.
Theo đánh giá của EF, trình độ tiếng Anh trung bình ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á giảm nhẹ, do trình độ tiếng Anh giảm dần ở Ấn Độ và chững lại ở Thái Lan. Ở Trung Á, trình độ tiếng Anh thấp và ổn định với khoảng cách giới tính cao hơn mức trung bình và xu hướng chênh lệch nam giới hơn nữ giới đều có hầu hết ở các quốc gia này.


Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0