Chỉ văn bia Tiến sĩ Việt Nam phong phú hình tượng rồng
Trưng bày chuyên đề ''Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ'' đang diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám mang đến cho khách tham quan những khám phá mới lạ về các hoạ tiết rồng trên 82 bia Tiến sĩ.
Các tác phẩm được thể hiện trên nguyên tắc tôn trọng những đường nét nguyên bản trên bia Tiến sĩ, từ đó giúp cho người xem hình dung rõ hơn sự tài hoa và điêu luyện của những người thợ đá.

Vốn là linh vật đứng đầu trong danh sách tứ linh, rồng luôn được coi là đại diện thiêng liêng, cao quý và chỉ dành cho các bậc quân vương. Vì vậy mà hình tượng rồng chủ yếu xuất hiện ở phần trán bia - bộ phận trang nghiêm nhất trên thân bia - và thường được thể hiện theo bố cục một đôi rồng chầu vào mặt trời có mây lửa bao quanh.
Hoạ sỹ Trần Hậu Yên Thế, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: ''Hình tượng rồng trong mỹ thuật Việt Nam rất đặc biệt và trên hệ thống văn bia của Việt Nam đương nhiên là bền vững ở vị trí trung tâm của trán bia rất đặc trưng của người Việt. Thế giới cũng có bia tiến sĩ, nhưng chỉ ở Việt Nam mới có đầy đủ sự phong phú của hình tượng rồng''.

Hoạ tiết rồng trên bia Tiến sĩ
Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cho biết: ''Bình thường du khách đi qua vườn bia tiến sĩ thì khó có thể tiếp cận và nhìn rõ những hoạ tiết rồng này. Nhưng với triển lãm này thì chúng ta có thể thấy những vẻ đẹp rất thú vị, hấp dẫn mà những người thợ đá đã tạo tác nên cách đây mấy trăm năm. Nên ngoài việc tôn vinh những giá trị của bia tiến sỹ thì cũng tôn vinh những nghệ nhân đá đã tạo nên những hoạ tiết, hoa văn mà chúng ta được chiêm ngưỡng trong buổi triển lãm hôm nay''.
Dù nhiều thế kỷ đã trôi qua, mỗi tấm bia đều phải hứng chịu rất nhiều tác động bất lợi của thời tiết, các hoạ tiết ít nhiều bị phai mờ, song nhờ có kỹ thuật rập thác bản, các nhà nghiên cứu tìm lại được không chỉ những bài văn bia chứa đựng nhiều thông tin hữu ích mà còn phát hiện hàng loạt hoa văn, hoạ tiết hết sức tinh xảo.
Trải qua hơn nửa thiên niên kỷ tồn tại với rất nhiều thăng trầm của lịch sử, số lượng bia Đề danh Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện còn 82 bia, ghi danh 1.304 vị Tiến sĩ. Đây không chỉ là kho sử liệu quý giá về lịch sử, văn hoá, xã hội và giáo dục khoa cử Việt Nam thời quân chủ mà còn là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình độc đáo.


UBND xã Bình Minh, huyện Thanh Oai sáng 8/6 đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp thành phố cho Nhà thờ họ Bùi, thôn Minh Kha, xã Bình Mình.
Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam đã ra đời cách đây gần 80 năm, giữa núi rừng ATK Việt Bắc.
Vụ việc Ngai và triều Nguyễn và Lăng mộ vua Lê Túc Tông bị xâm hại cho thấy những lỗ hổng đáng lo ngại trong công tác bảo tồn, quản lý di sản.
Hà Nội - thành phố của những kiến tạo văn hóa, kiến trúc, ký ức không gian đô thị chất chồng, hiện diện trên từng góc phố, từng mái nhà.
Hoàng thành Thăng Long là một trong những điển hình của việc Việt nam rất bám sát quy trình bảo vệ giá trị di sản thế giới.
Phố Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm) tập trung nhiều công trình kiến trúc đẹp, gắn liền với lịch sử phát triển của Hà Nội, do đó còn được gọi là phố Tây giữa lòng Thủ đô.
0