Chiêu trò 'trả giá cao, tạo sốt ảo' qua đấu giá đất

Cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 vừa qua đã khiến nhiều người bất ngờ. Lượng người tham gia và số hồ sơ đăng ký cao nhất từ trước tới nay. Giá trúng các thửa đất cũng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm, vượt xa giá trị thực trong khu vực.

Dư luận đang đặt nhiều câu hỏi về chiêu trò “trả giá cao, tạo sốt ảo” qua cuộc đấu giá này.

Bất chấp nắng nóng, hơn 1.500 người vẫn xếp hàng dài để đợi làm thủ tục đấu giá. Lượng hồ sơ tham gia đấu giá 68 thửa đất cũng lên tới hơn 4.200 hồ sơ. Một con số kỷ lục cả về số khách hàng và số hồ sơ cho một cuộc đấu giá đất không chỉ ở Thanh Oai mà còn ở các quận huyện khác của Thủ đô.

Giá khởi điểm thấp, nhưng giá trúng lại bị đẩy cao đến mức phi lý. Phần đông người đều ngỡ ngàng và thất vọng khi chứng kiến giá trúng các thửa đất. Lô thấp nhất có giá 52 triệu đồng 1m2. Lô góc được xem là đẹp lên tới hơn 100 triệu đồng 1m2, gấp tới hơn 8 lần so với giá khởi điểm ban đầu.

Cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 vừa qua đã khiến nhiều người bất ngờ

Chiêu trò “trả giá cao, tạo sốt ảo” đã được nhiều người chỉ thẳng qua cuộc đấu giá này. Đối tượng đầu cơ đất tại khu vực xung quanh sẽ được hưởng lợi nếu mặt bằng giá mới được thiết lập.

Thực tế cho thấy, vị trí đất đấu giá ở thôn Thanh Thần chỉ nằm ở mặt đường liên xã Thanh Cao, cách trung tâm Thành phố tới 30km và khá xa Quốc lộ 21B. Giá tại đây nhiều năm qua không có biến động lớn. Như khu đất Cao Mật Hạ cũng nằm trên địa bàn. Đấu giá từ năm 2021, giá trúng chỉ từ 25 - 35 triệu đồng 1m2. Tuy nhiên đến nay, mới có duy nhất một hộ xây nhà để ở, cho thấy đất ở đây đang bị đầu cơ.

Giá trúng các thửa đất cũng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm, vượt xa giá trị thực trong khu vực.

Ngay sau cuộc đấu giá, đất tại khu vực này đang được rao bán với giá bằng giá trúng cộng mức chênh từ 200 - 500 triệu đồng/lô, tùy diện tích và vị trí. Được biết, 66/68 lô đất đều do người bên ngoài huyện Thanh Oai đấu trúng để đầu cơ.

Các chuyên gia cho rằng, hiện tượng các suất trúng đấu giá liên tục bị mua đi bán lại không phải hiếm. Nhưng nếu trúng đấu giá cao rồi bỏ cọc để lợi dụng thiết lập mặt bằng giá mới cho toàn bộ khu vực xung quanh là hành vi cần phải được kiểm tra, xử lý nghiêm.

Khu đất đấu giá ở xã Thanh Cao huyện Thanh Oai chỉ có mức khởi điểm từ 8,6 đến 12,5 triệu đồng 1m2. Theo quy định, khách hàng tham gia đấu phải đặt cọc cao nhất cũng chỉ 200 triệu đồng. Số tiền không đáng kể gì nếu giới đầu cơ bỏ cọc nhưng thoát được hàng khi bán những thửa đất quanh khu vực với giá cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự thảo Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi có thể giúp tăng nguồn lực và hiệu lực quản lý về đất đai.

Nhiều đại biểu Quốc hội đặt vấn đề về sự cần thiết của các ràng buộc đi kèm trong việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 để tránh "ôm đất chờ thời".

Nhà đất thổ cư đang trải qua giai đoạn giao dịch trầm lắng kéo dài, song một số bộ phận môi giới vẫn liên tục đẩy giá phân khúc này lên cao phi lý.

Tình trạng hàng trăm mét vuông đất nông nghiệp bị đổ trộm phế thải, sau đó san lấp mặt bằng một cách công khai tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai đang diễn ra cả ngày lẫn đêm.

Khu đất đường Hoàng Xá, thị trấn Quốc Oai, TP. Hà Nội đã bị các hộ dân lấn chiếm, quây tôn thành cửa hàng kinh doanh, điểm tập kết vật liệu xây dựng.

Xử lý quyết liệt, triệt để thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi tiếp tay cho vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp sẽ là biện pháp hiệu quả trong công tác quản lý đất đai thời điểm này.