Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7

Sáng nay 5/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp Phiên thường kỳ tháng 7/2024 để thảo luận, cho ý kiến đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia về lãi suất gói tín dụng 120 ngàn tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà xã hội, nhà ở công nhân.

Chính phủ đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực, là động lực phấn đấu hoàn thành và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển  kinh tế - xã hội của cả năm.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, Chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng trong mức kiểm soát theo mục tiêu của Quốc hội. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 69,8% dự toán, tăng 14,6% so với cùng kỳ; Xuất nhập khẩu tiếp tục đà tăng, Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký 07 tháng qua, đạt hơn 18 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ.

Chính phủ họp Phiên thường kỳ tháng 7/202

Công tác an sinh xã hội, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” và kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ được các cấp, các ngành chú trọng, thực hiện hiệu quả. Các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia được đẩy mạnh. Các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả được quyết liệt tháo gỡ.

Đặc biệt, các cơ quan của Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ, tổ chức phục vụ chu đáo, trang trọng Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được là cơ bản, vẫn còn những hạn chế, bất cập và khó khăn, thách thức như: sức ép chỉ đạo điều hành còn cao, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tỷ giá; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn cao; kỷ luật, kỷ cương có lúc có nơi còn chưa nghiêm, còn tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, né tránh trách nhiệm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoa Kỳ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán thuế đối ứng. Trong bốn ngày đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ và thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nêu những “cái chưa” khiến tình trạng dạy thêm và học thêm không giảm khi giải trình câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 19/6.

Hiện nay chưa ghi nhận người Việt thương vong tại Iran và Israel, Việt Nam sẵn sàng sơ tán công dân tới nước thứ ba hoặc về nước.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tiếp tục áp dụng hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu dưới 1 tỷ/năm.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong chiều 19/6 với các vấn đề: Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh cần có giải pháp căn cơ, chiến lược, khả thi và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.