Chọn đúng ngành nghề để phát triển bề vững
Khoảng 30% công việc hiện tại có thể bị công nghệ, AI thay thế vào năm 2030, khi những lứa thí sinh xét tuyển đại học năm nay vừa tốt nghiệp ra trường. Vậy, làm thế nào để các em hiểu về thế giới để có thể chọn đúng ngành nghề theo học, có năng lực tự học và tự học suốt đời, đảm bảo sự phát triển bền vững?
Ngày 30/3, sự kiện FPTU Camp do Trường Đại học FPT tổ chức đã cung cấp những trải nghiệm đáng quý cho hơn 15.000 học sinh THPT trên cả nước, nhằm giúp học sinh có những khám phá, định hướng nghề nghiệp tương lai.
Nguyễn Thiên Kim, học sinh lớp 12 đến từ huyện Mỹ Đức, hào hứng nhất khi được trải nghiệm công nghệ VR. Các hoạt động khác như điều khiển robot, tham quan 30 gian hàng tái hiện không gian văn hóa đa quốc gia hay tham gia các trò chơi truyền thống đều khiến em cảm thấy thú vị.
Học sinh Nguyễn Thiên Kim - Lớp 12A1, Trường THPT Hợp Thanh, Huyện Mỹ Đức - chia sẻ: “Điều mà em ấn tượng nhất là được chơi các trò chơi công nghệ mà các anh chị ở trường sáng tạo ra. Điều này giúp em có thể định hướng được lựa chọn của mình trong tương lai, chọn cách ngành và các trường phù hợp với bản thân".
Hơn 15.000 học sinh lớp 12 còn được truyền cảm hứng về xu hướng nghề nghiệp trong kỷ nguyên số và khả năng thích nghi trong thời đại AI. Học sinh Bùi Tuần Đạt - Lớp 12A7, Trường THPT Hiệp Hòa, Bắc Giang - cho hay: “Định hướng nghề nghiệp giúp em hiểu những ngành nghề muốn học, làm việc trong tương lai; cũng hiểu cần tiếng Anh và kỹ năng mềm để không bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội”.
Ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT - cho biết: “Chúng tôi sẽ giúp các em cách để làm sao hiểu được đâu là năng lực của mình, đâu là những ước mơ, đam mê, kể cả khát vọng của các em, đâu là những ngành, những nghề mà thế giới sau này sẽ cần đến, đâu là những ngành, những nghề sau này sẽ được trọng dụng. Bốn điều đó các em sẽ học được trong ngày hôm nay, khi đấy các em sẽ có lựa chọn đúng hơn với năng lực của mình, với những ước mơ, đam mê, với sự phát triển trên toàn cầu".
Trước thềm mùa tuyển sinh đại học 2025, các học sinh lớp 12 cần có những thông tin, hiểu biết để lựa chọn ngành nghề phù hợp trong kỷ nguyên số, thời đại AI. Ngoài năng lực bản thân, hai phẩm chất quan trọng các em cần có là: tư duy độc lập, năng lực phản biện. Có như thế, các em mới không bị lệ thuộc vào Internet, mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, đó là khả năng thành thạo tiếng Anh, các kỹ năng mềm và lối sống khác biệt để không bị thiếu nổi bật trong đám đông.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0