Chu kỳ mới thị trường BĐS khi các luật được thông qua
Hơn hai năm qua, các doanh nghiệp bất động sản phải đối mặt với nhiều khó khăn, chủ yếu là về pháp lý dự án và nguồn vốn. Thay vì phát triển dự án, các chủ đầu tư gần như chỉ xoay quanh câu chuyện gỡ vướng mắc hay tái cơ cấu tài sản để có nguồn lực trả nợ ngân hàng, thanh toán trái phiếu.

Một số chuyên gia nhận định, thị trường BĐS Việt Nam ở đáy của hình chữ U, đang trong chu kỳ đi ngang nhưng có xu hướng nhích dần lên. Một điểm tích cực của thị trường hiện nay là niềm tin của các nhà đầu tư đang dần trở lại, năng lượng tích cực và những điểm sáng đã hiện diện. Các vấn đề pháp lý liên quan cũng được hoàn thiện, khi các luật có hiệu lực sớm thì đây là liều thuốc có tác động mạnh đến tâm lý người mua, đặc biệt là với giới đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Vấn đề pháp lý được khơi thông cùng chính sách thông thoáng sẽ tạo niềm tin cho các doanh nghiệp. Thị trường bất động sản có thêm không gian để cơ cấu sản phẩm theo hướng bền vững và phát triển thực chất hơn.


Nguồn cung chung cư mới dồi dào nhưng phân khúc cao cấp vẫn chiếm chủ yếu, trong khi thiếu dự án bình dân như kỳ vọng của người dân.
Bộ Xây dựng vừa phản hồi kiến nghị của Ban quản trị chung cư New Skyline về việc HUD chậm quyết toán quỹ bảo trì tòa nhà tại phường Văn Quán, quận Hà Đông.
Chủ tịch UBND cấp xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân từ 1/7.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, huyện Hoài Đức phối hợp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án Nam đường 32, xử lý dứt điểm những tồn tại.
Khu nhà ở xã hội gần Quốc lộ 18 được tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh tăng tầng cao từ 18 lên 22 để đáp ứng nhu cầu đô thị.
Hà Nội đã cấp hơn 68.000 giấy chứng nhận đất gắn mã QR trong năm 2025, theo Luật Đất đai 2024.
0