Chùa Bối Khê lưu dấu kiến trúc gỗ nguyên bản thời Trần

Chùa Bối Khê, ngôi chùa gần 700 năm tuổi, nằm ở xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, cách trung tâm Thủ đô khoảng 20km về phía Nam.

Bối Khê là ngôi chùa cổ đã tồn tại gần 700 năm, chứa đựng nhiều giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Chùa đang được Hà Nội đề xuất nâng cấp xếp hạng Di tích quốc gia cấp đặc biệt.

Tọa lạc trên thửa đất rộng đầu làng Bối Khê, ngôi chùa được xây dựng vào năm 1338, nổi bật là kiến trúc độc đáo theo kiểu nội công ngoại quốc, với khuôn viên rộng khoảng 5.000 m2.

Chùa Bối Khê là một trong số ít di tích còn những dấu vết kiến trúc gỗ nguyên bản thời Trần. Ngôi chùa ghi dấu quá trình phát triển của Phật giáo ở đồng bằng Bắc Bộ.

Chùa Bối Khê là địa chỉ sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong vùng. Năm 1979, công trình đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Với những giá trị lịch sử tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, chùa Bối Khê đang được Thành phố Hà Nội đề xuất nâng cấp xếp hạng Di tích quốc gia cấp đặc biệt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND xã Bình Minh, huyện Thanh Oai sáng 8/6 đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp thành phố cho Nhà thờ họ Bùi, thôn Minh Kha, xã Bình Mình.

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam đã ra đời cách đây gần 80 năm, giữa núi rừng ATK Việt Bắc.

Vụ việc Ngai và triều Nguyễn và Lăng mộ vua Lê Túc Tông bị xâm hại cho thấy những lỗ hổng đáng lo ngại trong công tác bảo tồn, quản lý di sản.

Hà Nội - thành phố của những kiến tạo văn hóa, kiến trúc, ký ức không gian đô thị chất chồng, hiện diện trên từng góc phố, từng mái nhà.

Hoàng thành Thăng Long là một trong những điển hình của việc Việt nam rất bám sát quy trình bảo vệ giá trị di sản thế giới.

Phố Ngô Quyền (quận Hoàn Kiếm) tập trung nhiều công trình kiến trúc đẹp, gắn liền với lịch sử phát triển của Hà Nội, do đó còn được gọi là phố Tây giữa lòng Thủ đô.