Chưa thể chống lừa đảo bằng cuộc gọi định danh
Kẻ lừa đảo có thể nắm được thông tin cá nhân của người nhận cuộc gọi. Từ đó thao túng tâm lý dẫn đến việc người nghe bị mất tiền. Liệu định danh số điện thoại có hạn chế tình trạng lừa đảo?
Dù đã dùng 2 số điện thoại cho gia đình và công việc nhưng anh Lương Bá Sơn vẫn không hiểu vì sao mình thường xuyên nhận được các cuộc gọi lừa đảo hoặc quảng cáo.
Anh Sơn chia sẻ: "Mình cảm thấy bị làm phiền và rất là khó chịu. Có cái số làm ăn của mình thì lâu lâu là thấy là người ta hay gọi. Hết cổ phiếu rồi lại mời anh đến hội thảo, rồi em gửi tài liệu cho anh về cổ phiếu mời đi hội thảo thì mới thấy là nó khá là kiểu bức xúc".

Đến nay, việc định danh các số điện thoại có tương tác với người dân đã và đang phát huy hiệu quả. Đặc biệt là ngăn chặn tình trạng các đối tượng thực hiện cuộc gọi mạo danh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, nếu cho rằng đây là giải pháp toàn diện nhằm khắc phục cuộc gọi lừa đảo thì khó giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo. Thực tế gần đây Công an Thành phố Hà Nội đã ghi nhận nhiều nạn nhân đến trình báo cơ quan chức năng về việc bị các đối tượng lừa đảo gọi điện mạo danh là công an, viện kiểm sát, luật sư… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên tới vài chục tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Chiến - Nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết: "Bộ Thông tin & Truyền thông cũng sẽ phải nghiên cứu để mở rộng thêm những doanh nghiệp có liên quan đến cung cấp dịch vụ cho người dân, để người ta có thể nhận diện được những các cái đối tượng lừa đảo, phân biệt được những cái đối tượng lừa đảo với cả những cái đơn vị là những cái doanh nghiệp mà phục vụ những cái dịch vụ cho người dân".

Trong thời đại công nghệ, phương thức và thủ đoạn phạm tội của đối tượng cũng biến đổi khôn lường, lợi dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời tìm cách xóa các dấu vết nên việc lần tìm ra manh mối là cực kỳ khó khăn.
Thế nhưng, bằng các biện pháp nghiệp vụ, từ những cái tên giao dịch ảo trên mạng, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Thành phố Hà Nội đã từng bước xác định ra tên thật ngoài đời, nắm bắt kỹ quy luật hoạt động của nhóm đối tượng cầm đầu để kịp thời ngăn chặn, bắt giữ các đối tượng phạm tội.
Trước khi có các biện pháp hữu hiệu, triệt để hơn để ngăn chặn tội phạm lừa đảo trên không gian mạng thì người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho người khác.


Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.
Người dân nên rời khỏi xe, di chuyển ra phía sau lan can đường hoặc khu vực xa làn đường xe chạy khi xe gặp sự cố - đại diện Cục Cảnh sát Giao thông cho biết.
Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã chuyển hồ sơ vụ việc sản xuất, buôn bán yến chưng giả trị giá trên 900 triệu đồng cho công an điều tra.
Cựu Chủ tịch Công ty Sơn Lâm Phạm Văn Cách bị cáo buộc đút lót 71,1 tỷ đồng cho 18 cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để được tiêu thụ thuốc.
37 bị cáo là “quái xế” 16-18 tuổi được TAND quận An Dương (Hải Phòng) đưa ra xét xử lưu động về vụ án “Gây rối trật tự công cộng” trong hai ngày 18-19/6.
Công an tỉnh đã khởi tố Giám đốc công ty sản xuất cà phê giả tại Quy Nhơn, với thủ đoạn sản xuất cà phê giả pha lẫn đậu nành.
0