Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học thời AI
Ngày 1/3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) tổ chức Hội thảo quốc tế “Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của Giáo dục Đại học trong thế kỷ 21 - Kỷ nguyên trí tuệ số”. Đây là sự kiện nhân dịp đánh dấu 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, được lãnh đạo hai nước coi là Năm Giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc.
Hội thảo tạo cơ hội kết nối, giao lưu và trao đổi học thuật giữa các chuyên gia, nhà nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), cùng các trường đại học của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục đại học nói chung, giáo dục đại học với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI) nói riêng, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và khám phá các cơ hội hợp tác trong tương lai.
Bày tỏ vui mừng và ủng hộ hoạt động hợp tác hiệu quả giữa hai đại học hàng đầu của hai nước, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá, Hội thảo là một minh chứng rõ ràng cho sự hợp tác hiệu quả của hai đại học. Đây là diễn đàn trao đổi học thuật của các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục của hai bên, đi sâu bàn luận vào một chủ đề quan trọng gắn với sự phát triển của giáo dục đại học, nhất là trong điều kiện chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ.
Các bài tham luận tại hội thảo đã làm nổi bật tiềm năng hợp tác giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực quan trọng. Đặc biệt, trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu, hai đại học có thể hợp tác nghiên cứu và phát triển các mô hình AI tiên tiến, từ mô hình ngôn ngữ lớn cho đến các ứng dụng cụ thể trong y tế, giáo dục, môi trường...
Giáo sư Yang Bin, Phó Giám đốc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), cho biết: "Ý tưởng hợp tác của lãnh đạo hai đại học đã rõ ràng. Chúng tôi mong chờ sự hợp tác sâu rộng giữa các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, giảng viên và sinh viên của hai trường để học tập, nghiên cứu. Hy vọng kết quả của những nghiên cứu trong lĩnh vực AI từ sự hợp tác này sẽ trở thành hiện thực trong thời gian sớm nhất".
Trong bối cảnh triển khai Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội xác định khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, động lực cho sự phát triển, gắn liền với tạo dựng môi trường văn hóa mang tính đổi mới sáng tạo.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0