Cơm ngoại nấu, người ngoại thương
Ngoại tôi hiền lành lắm, sự hiền và lành hiện rõ trong đáy mắt, trên từng nếp nhăn gương mặt, trong từng cử chỉ. Những ngày còn ở với ngoại, chúng tôi thường quét dọn nhà cửa, quét dọn sân vườn cho ngoại, hoặc làm cỏ vườn, hoặc hái tiêu, hoặc trồng khoai trồng sắn. Hoặc chỉ ngồi vắt vẻo chơi và không làm gì, đợi ngoại đến bữa nhóm bếp nấu cơm cho chúng tôi ăn.
Cơm ngoại nấu bằng bếp củi, dẻo và thơm. Thức ăn ngoại nấu ngon, món thường thấy trên mâm cơm của ngoại là cá trích kho với củ nén cùng với một món canh mà rau có thể hái ngoài vườn, khế hái trên cây, một nhúm chua me đất cũng đủ cho ngoại nấu một bữa ngon lành rồi. Canh có thể thay đổi, đám rau trong vườn xuất hiện trên bữa cơm cũng thế nhưng nồi cá trích kho củ nén khi đến mùa thì ngày nào cũng có. Cá ngoại kho là buổi sáng mẹ hoặc dì đi chợ sẽ mua về, ngoại làm sạch rồi bỏ vào niêu đất, thêm gia vị rồi bắc lên bếp, phủ kín miệng nồi bằng một lớp lá chuối rồi mới đậy nắp nồi lên trên, để liu riu lửa rồi kho đến khi cá mềm rục, ăn miếng cá không cần nhả xương, mềm tan trong miệng thì mới thôi.
Lúc dọn cơm ra ăn, ngoại hoặc chúng tôi sẽ trải chiếu cói ra giữa nhà, đặt một cái rế làm bằng tre rồi bưng nồi cơm đặt lên trên để nó khỏi cháy chiếu. Cái mâm để đồ ăn của ngoại cũng lạ, không phải loại mâm nhôm nhẹ như nhà tôi thường dùng. Ngoại có mấy cái mâm bằng gỗ từ thời ông ngoại còn sống, nhưng cái thường dùng nhất vẫn là loại mâm ba chân, bằng đồng. Đám chúng tôi ngồi quây quần lại, bới cơm ra cho mỗi đứa một chén, rồi mời ngoại dùng cơm. Có lẽ là thói quen từ hồi nhà còn đói, ngoại vẫn chờ anh em chúng tôi vét sạch nồi mới lại đưa chén xuống, bảo ngoại ăn no rồi, như cách mà mẹ hay kể với tôi: Bọ mạ của mẹ hay nói no rồi để nhường cơm canh lại cho mẹ và các dì các cậu. Và dường như, đó cũng là một lời nói dối chung của các ông bố bà mẹ từ những thuở đói kém, như mỗi lần nhà hết gạo mà mẹ chưa kịp vay hàng xóm.
Mà ngoại không chỉ thương mỗi chúng tôi, ngoại còn thương cả những người lạ đói khổ hơn mình. Ngoại thường sẽ vét chum, lấy gạo cho một bác ăn xin lúc bác ấy đến nhà xin gạo, mặc dù bác rụt rè không nhận khi thấy ngoại cũng đã sắp hết gạo trong nhà. Ngoại cũng thường để dành tiền của mình để chia sẻ cho người khốn khó.
Trời về chiều, ngoại cũng dần xa chúng tôi. Bóng ngoại khuất núi, những bữa cơm ăn trên nhà ngoại vẫn còn, hình bóng ngoại vẫn còn vương vấn phảng phất ở mỗi góc nhà, mỗi khung cửa, mỗi tấc đất trong vườn. Vẫn là nồi cơm ấy, niêu cá ấy nhưng không còn ngoại, cơm ăn không còn ngon, cá chẳng còn mùi thương nhớ của ngoại nữa. Ngoại ơi!
Trang Lê


Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân uỷ Trung ương; Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng GD-ĐT; Báo chí cổ vũ, hòa nhịp cùng sự phát triển Thủ đô... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình Thời sự 18h30 hôm nay.
Ký hoạ chân dung bên Hồ Gươm là nơi những họa sĩ đường phố lặng lẽ vẽ chân dung du khách bằng cảm xúc và nét bút giản dị, giữa không gian cổ kính và nhịp sống rộn ràng.
Bến xe Hà Nội đồng hành cùng sinh viên nghỉ hè; Bất cập từ bãi trông xe trên đường Nguyễn Ngọc Vũ; Hai hồ nước sâu không biển cảnh báo, gây mất an toàn... là những nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, hàng triệu sĩ tử trên cả nước sẽ chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT - một cột mốc quan trọng trên hành trình học tập của các em.
Tiếp sức đưa hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp; Giá xăng dầu tăng mạnh, vượt mốc 21.000 đồng/lít; 150.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn nửa cuối năm;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Hà Nội bắt đầu có mưa dông, cục bộ có nơi mưa to vào chiều tối và đêm nay.
0