Công tác phòng, chống tham nhũng không phải làm để cho có!

Đó là những lưu ý mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương sáng ngày 22/11 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cuộc họp đã thảo luận và cho ý kiến về kết quả chỉ đạo, xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, cùng một số nội dung quan trọng khác.

Từ sau Phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo (tháng 01/2023) đến nay, các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, thực hiện nghiêm Kết luận của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung, công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nói riêng tiếp tục được đẩy mạnh, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả hơn cả ở Trung ương và địa phương.

Các cơ quan chức năng đã chủ động phát hiện, quyết liệt đấu tranh, mở rộng điều tra, khởi tố mới nhiều bị can trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân, như vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan đã mở rộng điều tra, khởi tố thêm 2 vụ án, khởi tố mới 72 bị can. Vụ án xảy ra trong lĩnh vực đăng kiểm đến nay đã khởi tố 114 vụ án, 808 bị can tại 49 địa phương; đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Sài Gòn Co.op.

Kết luận Cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, việc xem xét, xử lý chậm chạp, trì trệ, cần tìm rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần phải làm triệt để, hiệu quả, chứ không phải làm ví dụ, làm để cho có, cần thiết phải gia hạn thời gian thực hiện, cho đến khi có kết quả. Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương tăng cường kiểm tra, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; tỉnh ủy, thành ủy và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh chỉ đạo xử lý.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoa Kỳ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán thuế đối ứng. Trong bốn ngày đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ và thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nêu những “cái chưa” khiến tình trạng dạy thêm và học thêm không giảm khi giải trình câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 19/6.

Hiện nay chưa ghi nhận người Việt thương vong tại Iran và Israel, Việt Nam sẵn sàng sơ tán công dân tới nước thứ ba hoặc về nước.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tiếp tục áp dụng hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu dưới 1 tỷ/năm.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong chiều 19/6 với các vấn đề: Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh cần có giải pháp căn cơ, chiến lược, khả thi và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.