Cung rước xá lợi Phật từ Nội Bài về chùa Quán Sứ

Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.

Lực lượng chức năng điều tiết giao thông

Sau thời gian trên, xá lợi Đức Phật được rước về chùa Tam Chúc (Hà Nam) từ ngày 17 đến ngày 21/5. Sau đó, xá lợi Đức Phật sẽ trở về Ấn Độ.

Để bảo đảm an ninh trật tự và an toàn giao thông phục vụ lễ, CSGT thành phố Hà Nội yêu cầu tất cả chủ phương tiện và tài xế tự giác chấp hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và sự hướng dẫn, phân luồng của lực lượng chức năng.

Cảnh sát cũng lưu ý, phật tử và nhân dân đến chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni (Bảo vật Quốc gia Ấn Độ) tại chùa Quán Sứ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) gửi phương tiện tại Công viên Thống Nhất, các tuyến Trần Nhân Tông, Quang Trung, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du và những điểm trông giữ xe ngoài phạm vi hạn chế, tạm cấm phương tiện.

Theo kinh sách và sử liệu của Phật giáo, xá lợi Phật là tro và những mẫu vật của thân thể Đức Phật còn lại sau khi hỏa táng. Vào tháng 1-1898, các nhà khoa học đã tìm thấy những mẫu vật đó trong một cuộc khai quật khảo cổ tại một ngôi làng tên là Piprahwa ở Uttar Pradesh, Ấn Độ. Các kết quả nghiên cứu tiếp theo đó xác định xá lợi của Đức Phật theo như kinh sách Phật giáo ghi chép là có thật. Điều đó cho thấy, Đức Phật không phải là một đấng siêu nhiên hay chỉ là biểu tượng tinh thần của một tôn giáo. Ông trở thành Phật, một bậc đại giác ngộ, bằng chính công phu hành trì tu tập, bằng lòng từ bi và trí tuệ mà tìm thấy nguyên nhân khổ ải của con người và tìm ra con đường diệt trừ khổ đau để đạt được hạnh phúc chân thật.

Xá lợi đích thực của Đức Phật không chỉ là những mẫu vật còn lại của thân thể mà ngọn lửa không thể đốt hết, là hiện vật lịch sử mang niềm tin tâm linh sâu sắc mà còn là cầu nối tinh thần giữa con người và những giá trị từ bi, giác ngộ của nhà Phật. Việc xá lợi Phật được cung nghinh từ Ấn Độ về Việt Nam lần này, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, là một sự kiện trọng đại, thu hút hàng vạn phật tử và người dân từ mọi miền đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm tranh “Sĩ tử 2” tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám tái hiện hình ảnh sinh động và gần gũi của sĩ tử trong những ngày ôn thi căng thẳng.

Lễ ra mắt bảng hiệu Di tích lịch sử cấp Quốc gia tại số 43 Lê Thị Hồng Gấm (trụ sở Báo Dân Chúng cũ) đã diễn ra tại TP.HCM.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang, trách nhiệm” được Đài Hà Nội tổ chức vào ngày 19/6, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

NSƯT Đăng Dương, ca sĩ Võ Hạ Trâm, Đức Tuấn...miệt mài tập luyện và bày tỏ niềm vinh dự khi được góp mặt biểu diễn trong chương trình Chính luận nghệ thuật "Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang và trách nhiệm".

Chương trình chính luận nghệ thuật “Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang và trách nhiệm” sẽ khắc họa lịch sử 100 năm nền báo chí nước nhà gắn liền với từng giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Báo chí Cách mạng Việt Nam - 100 năm vinh quang và trách nhiệm” sẽ diễn ra lúc 20h ngày 19/6/2025, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.