Đại sứ các nước đánh giá cao đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bà Khamphao Ernthavanh - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lào tại Việt Nam, nhận định: “Đường lối ‘ngoại giao cây tre’ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xây dựng thực sự là một khía cạnh rất quan trọng nhằm giúp Việt Nam phát triển và tiến bộ rất vững chắc.
Thành tựu của công tác đối ngoại, ngoại giao Việt Nam những năm qua là thành quả của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó nhân tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã kế thừa truyền thống của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người đặt nền móng vững chắc cho quan hệ hai nước Lào - Việt Nam cùng với Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong, tiếp tục phát triển mối quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam”.

Ông Hùng Ba - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam, cho rằng: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là nhà chính trị kiệt xuất mà còn là nhà lý luận vĩ đại, nhận thức sâu sắc và tỉnh táo đối với việc Việt Nam phải kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công cuộc ngoại giao Việt Nam giành được thành tựu quan trọng, như chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói về Việt Nam: “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như ngày hôm nay”.
Ông Gennady Stepanovich - Đại sứ Nga tại Việt Nam, cho biết: “Là một chính trị gia giàu kinh nghiệm, Tổng Bí thư luôn biết đặt trọng tâm một cách chính xác và làm mọi cách để đảm bảo Việt Nam là một trung tâm quyền lực độc lập không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Chúng ta sẽ luôn nhớ đến đồng chí Nguyễn Phú Trọng như một người bạn tuyệt vời của nước Nga, người đã có đóng góp cá nhân to lớn vào việc tăng cường quan hệ song phương”.

Ông Marc E.Knapper - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, chia sẻ: “Tôi đã có cơ hội được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên vào mùa xuân năm 2022 ngay sau khi tôi đến Việt Nam trên cương vị Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Tổng Bí thư đã chia sẻ về tầm quan trọng việc gác lại quá khứ, hướng tới tương lai và đặc biệt là những cam kết của Tổng Bí thư trong việc thúc đẩy mối quan hệ song phương bền chặt. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hình dung ra cách tiếp cận mới đối với tương lai của quan hệ song phương dựa trên sự hợp tác và thành công dựa trên thành tựu của quá khứ”.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet, cho biết: "Qua các cương vị khác nhau mà ông Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm, chúng tôi thấy rằng vai trò của ông rất quan trọng trong việc hình thành nên trường phái “ngoại giao cây tre”. Chính sách đó hoàn toàn phù hợp với đường lối của Việt Nam đề ra từ thời kỳ đổi mới những năm 1980, đó là mở cửa hội nhập thế giới, đồng thời đóng góp vào sự ổn định của khu vực. Đây chính là biểu tượng mạnh mẽ về chính sách đối ngoại của Việt Nam”.


Hoa Kỳ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán thuế đối ứng. Trong bốn ngày đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ và thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nêu những “cái chưa” khiến tình trạng dạy thêm và học thêm không giảm khi giải trình câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 19/6.
Hiện nay chưa ghi nhận người Việt thương vong tại Iran và Israel, Việt Nam sẵn sàng sơ tán công dân tới nước thứ ba hoặc về nước.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tiếp tục áp dụng hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu dưới 1 tỷ/năm.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong chiều 19/6 với các vấn đề: Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;...
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh cần có giải pháp căn cơ, chiến lược, khả thi và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.
0