Đạo luật Trí tuệ nhân tạo tại châu Âu có hiệu lực
Theo Đạo luật Trí tuệ nhân tạo chính thức có hiệu lực tại Liên minh châu Âu, những sản phẩm văn bản, tranh, ảnh, video và tác phẩm nghệ thuật nói chung, có được nhờ trí tuệ nhân tạo và người đang sống tại Liên minh châu Âu có thể tiếp cận phải được dán nhãn thông báo rõ ràng ngay từ đầu và trong toàn bộ sản phẩm để tránh hiểu nhầm.
Luật cấm ngặt các công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo để thao túng quyết định của người dùng hoặc phân loại con người dựa trên hành vi. Doanh nghiệp vi phạm có thể bị phạt tối đa 7% doanh số toàn cầu, tuỳ theo mức độ vi phạm và quy mô doanh nghiệp.
Luật Trí tuệ nhân tạo đã được thiết kế nhằm duy trì không gian sáng tạo và cạnh tranh, đồng thời vẫn hạn chế hậu quả tiêu cực của một công nghệ mới. Các tác phẩm có được nhờ trí tuệ nhân tạo trợ giúp cũng bắt buộc phải tôn trọng các luật hiện hành bảo vệ nhân phẩm con người và bản quyền sáng tác.
Uỷ ban châu Âu sẽ sớm thành lập Cơ quan Trí tuệ nhân tạo châu Âu, có nhiệm vụ hỗ trợ áp dụng đạo luật và phối hợp điều tra vi phạm.


Hàng loạt người dùng mạng Vinaphone trên toàn quốc trưa ngày 14/6 bất ngờ bị rơi vào tình trạng mất liên lạc.
Trung tâm Công nghệ chiến lược Úc-Việt đã khai trương tại Hà Nội, nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển các công nghệ chiến lược như 5G, AI...
Khi công cụ mạnh mẽ nằm trong tay người dùng đại chúng, điều quan trọng nhất không nằm ở công nghệ, mà ở việc chúng ta sử dụng nó như thế nào.
Tập đoàn công nghệ Google ngày 11/6 đã công bố hệ điều hành Android 16 - phiên bản mới nhất của hệ điều hành di động phổ biến hàng đầu thế giới.
Chatbot AI phổ biến ChatGPT của OpenAI đã gặp sự cố ngừng hoạt động trên diện rộng, ảnh hưởng đến người dùng trên toàn cầu.
Bệnh viện K khai trương hệ thống xạ trị gia tốc và CT mô phỏng 4D hiện đại, nâng cao chất lượng điều trị ung thư tại Việt Nam.
0