Dấu ấn giáo dục Thủ đô
Thành quả ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô có được từ sự nhất quán, kiên trì trong thực hiện chủ trương coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, luôn là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư.
Từ 90% dân số mù chữ ở thời điểm Thủ đô được giải phóng, đến nay, Hà Nội là một trong số ít các địa phương được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. Những thành tích nổi bật trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo khẳng định rõ quan điểm của thành phố: “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước một bước trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội”.

Ông Nguyễn Đức Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, cho biết: "Chúng tôi xác định đầu tư cho giáo dục là nhiệm vụ ưu tiên trong đầu tư công trung hạn cũng như dài hạn. Đến nay, 4/4 trường THPT trên địa bàn huyện đều đạt chuẩn quốc gia, trong đó có một trường đạt chuẩn mức độ 2. Và 73/79 trường thuộc huyện quản lý từ bậc mầm non đến THCS cũng đã được thành phố công nhận là đạt chuẩn quốc gia từ mức độ 1 đến mức độ 2, đạt 92,4%, đứng thứ hai toàn thành phố".
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước về giải quốc gia và quốc tế. Năm 2024, học sinh Hà Nội có sự bứt phá mạnh mẽ: 184 giải quốc gia, 14 huy chương quốc tế, trong đó có 2 huy chương Vàng Olympic quốc tế môn Sinh học và Hóa học. Đặc biệt, lần đầu tiên kể từ khi tham dự kỳ thi Olympic Thiên văn và Vật lý thiên văn Quốc tế, 100% thành viên đoàn dự thi đều đoạt huy chương.
Cũng trong năm 2024, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông ở khối giáo dục thường xuyên Hà Nội đạt 99,12%, cao hơn 2,24% so với tỷ lệ tốt nghiệp chung của cả nước và là kết quả cao nhất trong 5 năm qua. Đây là minh chứng cho sự kiên trì nỗ lực của thầy và trò các nhà trường, nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục đại trà.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cho hay: "Với những cách làm hay, mô hình sáng tạo của ngành giáo dục đào tạo Thủ đô Hà Nội, chúng tôi đang triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để các thầy cô giáo có đầy đủ kiến thức, năng lực để đưa chương trình này vào giảng dạy các em học sinh. Với ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô Hà Nội, chúng tôi đang tham mưu với lãnh đạo thành phố và văn phòng UNESCO tại Hà Nội nhằm sớm được công nhận là thành phố học tập trong mạng lưới toàn cầu".
Năm học 2024 - 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô kỷ niệm 70 năm xây dựng và phát triển, cũng là năm học quyết định việc thực hiện và hoàn thành thắng lợi các nghị quyết của Đảng, trong đó có chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mạng lưới trường học lớn, quy mô học sinh tăng trong khi yêu cầu nhiệm vụ, đòi hỏi của xã hội ngày càng đặt ra nhiều thách thức, song, với kết quả đạt được và sự quan tâm thiết thực của cả hệ thống chính trị thành phố, thầy và trò Hà Nội tự tin tiếp tục gặt hái nhiều thành quả mới.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0