Dạy bơi miễn phí để chủ động phòng chống đuối nước
Tuy mới tham gia ít buổi nhưng Trịnh Hoàng Cẩm Tú, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, đã thay đổi cảm giác với nước: ''Trước đây con rất sợ nước, nhưng giờ con đã tự tin hơn. Con mới học được 4 buổi thôi nhưng giờ con đã biết bơi ếch, đạp chân ếch và bơi ngửa rồi ạ''.
Em Lê Nhật Minh, xã Nguyễn Trãi, kể: ''Hè năm trước con toàn ở nhà chơi game. Năm nay có lớp dạy bơi con đã đăng ký và học, thấy rất tốt cho sức khỏe''.

Chương trình dạy bơi cho trẻ em huyện Thường Tín (Hà Nội) hè này đặt mục tiêu cung cấp kiến thức, kỹ năng bơi thành thục cho 150 em nhỏ lứa tuổi tiểu học và THCS. Nhưng đã có tới 180 em đăng ký tham gia, đã và đang được dạy bơi hoàn toàn miễn phí.

Ông Lê Văn Điệp, GĐ Trung tâm VHTT&TT huyện Thường Tín, cho biết: ''Mục tiêu của chương trình là dạy cho các cháu kỹ năng. Từ các lớp dạy bơi miễn phí này thì sẽ lan tỏa cho các bạn bè, cho mọi người về việc học bơi để phòng ngừa rủi cho cho chính bản thân mình, cho gia đình và cho xã hội''.
Chị Trần Thị Trinh, xã Văn Phú, huyện Thường Tín, nhận xét: ''Học bơi vừa là vui chơi, vừa là thêm kỹ năng chống đuối nước, các thầy dạy rất tận tâm. Nhà mình có hai cháu tham gia, lớp 1 và lớp 5, các cháu rất hào hứng, 6h30 học nhưng 5h30 các cháu đã dạy và sẵn sàng''.

Học bơi để chủ động phòng chống đuối nước
Các lớp dạy bơi miễn phí ở Thường Tín sẽ được duy trì suốt dịp hè này để có thêm nhiều em nhỏ được học bơi, giúp trẻ nhỏ nâng cao sức khỏe thể lực và trí lực, tự tin hơn khi xuống nước.


Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0