Dạy học sinh làm chủ AI
Nếu hệ thống giáo dục đại học đóng vai trò nòng cốt trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thì với lĩnh vực giáo dục phổ thông, bây giờ là bối cảnh thuận lợi để đưa AI vào giảng dạy.
Phạm Ngọc An, học sinh lớp 6 Trường THCS - THPT Nguyễn Siêu, là tấm gương đạt huy chương vàng, top 7 toàn cầu khối 6 bảng đấu lập trình cuộc thi Olympic Steam quốc tế 2025. Ngọc An yêu thích công nghệ và rất hứng thú khi được trải nghiệm các ứng dụng AI và chip bán dẫn tại ngày hội STEM của trường em tổ chức. Phạm Ngọc An chia sẻ: “Em ấn tượng với hoạt động Robotics nhất, vì hoạt động này có thể áp dụng vào đời thật và giúp ích cho con người".
Bên cạnh đó, ngày hội STEM còn định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong lĩnh vực chip bán dẫn. Học sinh Trần Khánh An, Lớp 11AS2, Trường THCS - THPT Nguyễn Siêu, cho hay: “Ngày hội đã tiếp thêm ước mơ của em được theo đuổi những ngành học về công nghệ thông tin. Em rất hứng thú với buổi nói chuyện về chip bán dẫn, em nghĩ nó khá là hay".
Trường Nguyễn Siêu cho biết sẽ đưa nội dung về bán dẫn vào chương trình hướng nghiệp cho học sinh THPT, tích hợp vào môn Khoa học tự nhiên ở bậc THCS trong hai năm tới.
Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Siêu, cho biết: “Chúng tôi đang dạy học sinh làm chủ AI, vì vậy vai trò của giáo viên trong kỷ nguyên số rất quan trọng. Nếu các thầy cô không được đào tạo và tập huấn thì chính thầy cô sẽ không làm chủ được công cụ mới này, từ đó dẫn đến định hướng sai, dẫn học sinh lạc lối".
TS Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng: “Tiếp tục đổi mới căn bản theo Nghị quyết 29, kết hợp tiếng anh với khoa học, toán, công nghệ, máy tính, chúng ta sẽ có lực lượng lao động chất lượng cao ngành bán dẫn hay ngành trí tuệ nhân tạo".
Hiện nay, Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ Giáo dục Đào tạo được giao nhiệm vụ tham mưu ngay để việc đưa AI vào giáo dục phổ thông nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Trước mắt có thể đưa vào môn Tin học, Công nghệ hoặc một môn độc lập.


Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.
Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.
Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
0