Dạy lịch sử qua các hoạt động ngoại khóa
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục lịch sử địa phương đối với học sinh, nhiều trường học trên địa bàn Thủ đô đã chú trọng lồng ghép tuyên truyền, giảng dạy trong một số môn học và các hoạt động ngoại khóa, qua đó giáo dục truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước trong thế hệ trẻ.
Trường Tiểu học Thăng Long (quận Hoàn Kiếm) là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nhiều năm đứng trên bục giảng. Các thầy cô giáo luôn muốn kể cho học trò của mình về quãng thời gian đó, về lịch sử ngôi trường Thăng Long.
Các tiết dạy lịch sử địa phương đã trở nên sinh động hơn khi học sinh trải nghiệm công nghệ tìm hiểu lịch sử qua mã QR – được Quận đoàn Hoàn Kiếm triển khai tại nhiều địa chỉ đỏ trên địa bàn quận. Trường Tiểu học Thăng Long là một trong số đó. Công trình “Bản đồ số địa chỉ đỏ” được khánh thành hồi tháng 2 năm 2024, tích hợp thuyết minh bằng tiếng Anh và Việt. Chỉ một thao tác chạm đơn giản, lịch sử hình thành và phát triển của Trường tiểu học Thăng Long, ngôi trường in bóng những danh nhân đã được giới thiệu rõ nét.

Giáo dục lịch sử địa phương là một nội dung quan trọng trong giáo dục phổ thông. Nhưng làm thế nào để các kiến thức lịch sử trở nên sinh động, lại phụ thuộc vào các nhà trường và thầy cô. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên giảng dạy, tiến hành lồng ghép, liên hệ thực tế qua các môn học. Tư liệu lịch sử phải đảm bảo tính khoa học, sinh động, phù hợp với học sinh từng cấp học, để các em có thể hình dung được một cách khái quát nhất về lịch sử hình thành, phát triển và truyền thống của quê hương.

Ngoài việc dạy và học trên lớp, để đánh giá chính xác mức độ tiếp thu, tinh thần, thái độ của học sinh nhằm kịp thời điều chỉnh, nâng cao hiệu quả giảng dạy, các trường đã có nhiều cách làm hay như: tổ chức các phần thi hỏi - đáp trong các tiết học, buổi sinh hoạt; lồng ghép vào các đề kiểm tra; tổ chức tham quan các di tích lịch sử... Đa số học sinh đều tỏ ra hào hứng khi được tham gia các hoạt động về nguồn, tích cực tương tác với giáo viên trong các tiết học lịch sử địa phương.


Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.
Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...
Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0