Đề thi tốt nghiệp THPT tăng tính vận dụng và thực tế

Bộ GD&ĐT cho biết, tỷ lệ phân bố câu hỏi các cấp độ tư duy trong đề thi tốt nghiệp THPT: biết, hiểu, vận dụng là 4-3-3. Học sinh cần hiểu các kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là các vấn đề thực tiễn, vận dụng.

Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa là Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 chính thức diễn ra. Thời điểm này, đề thi minh họa do Bộ GD&ĐT công bố từ tháng 10/2024 đang được các địa phương, các trường THPT trên cả nước sử dụng làm cơ sở để ôn tập.

Nhiều giáo viên và học sinh lớp 12 đã chủ động phân tích kỹ đề thi, đặc biệt là mức độ vận dụng và vận dụng cao - điểm nhấn rõ nét trong định hướng đổi mới năm nay.

Học sinh Nguyễn Tiến Duy - Lớp 12V0 - Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) chia sẻ: "Chúng em đang ôn luyện làm quen với cấu trúc đề thi mới, dạng câu hỏi mới và tự kiểm tra kiến thức của bản thân để xem mình đang hổng ở chỗ nào, để từ đó có lộ trình ôn tập và rèn luyện hiệu quả. Lo lắng thì cũng có một phần, vì em nghĩ đề thi thật sẽ có những câu khác và lạ so với đề thi mẫu, nhưng em nghĩ mình tích cực ôn luyện thì sẽ đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới".

Tại trường THPT Trí Đức, từ thời điểm này, mỗi tuần sẽ có 1 kỳ thi thử để đánh giá những kiến thức cho học sinh lớp 12, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp tới đây.

Bộ GD&ĐT cho biết: Độ phân hóa đề thi tốt nghiệp sẽ thể hiện rõ mức 7 điểm trở lên. Tỷ lệ phân bố câu hỏi các cấp độ tư duy biết, hiểu, vận dụng là 4-3-3. Học sinh cần hiểu các kiến thức, kỹ năng trong chương trình với nhiều bộ sách giáo khoa, đặc biệt là các vấn đề thực tiễn, vận dụng.

Trong quá trình ôn tập, những nội dung nào có thể liên hệ với thực tế thì giáo viên, học sinh cần làm quen với việc suy luận, tìm hiểu, đặt ra các tình huống trong đời sống sản xuất... để đáp ứng tốt yêu cầu của đề thi tốt nghiệp THPT 2025. Đây là điểm mấu chốt để phân hóa cho mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao 3.240 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2025-2026 (đợt 2) cho 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

26 trường THPT tư thục ở Hà Nội đã được giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 (đợt 2) năm học 2025-2026 với tổng số 180 lớp và 7.775 học sinh.

Các cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình giảng dạy để theo kịp nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí ô tô.

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.