Đề xuất giảm giờ làm xuống 44 giờ/ tuần trong doanh nghiệp
Tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều nay về các vấn đề kinh tế xã hội, ông Nghĩa đề xuất Chính phủ thực hiện quy định này. Lý giải về quan điểm của mình, ông Nghĩa cho biết đây là xu hướng tiến bộ của đa số các quốc gia trên thế giới. Và ở Việt Nam, ngay từ sắc lệnh năm 1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy định "thời hạn làm việc của công nhân, đàn ông hay đàn bà không quá 48 giờ một tuần lễ", quy định thời gian làm thêm mỗi năm không quá 100 giờ. Sau gần 80 năm độc lập, qua gần 40 năm đổi mới, điều kiện kinh tế - xã hội, thế và lực của nước ta được nâng lên tầm cao mới nhưng thời giờ làm việc của người lao động khu vực doanh nghiệp không giảm, trong khi thời giờ làm thêm đã tăng lên gấp ba lần. Người lao động cần được quan tâm, được chia sẻ và phải được thụ hưởng tốt hơn từ những thành quả phát triển của đất nước. Ông Nghĩa mong các vị đại biểu Quốc hội quan tâm, ủng hộ quy định này.

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Huỳnh Thanh Phương, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đánh giá năng suất lao động của Việt Nam hiện đang thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Ông Phương đề nghị Chính phủ quan tâm cải thiện, tăng năng suất lao động. Đây chính là con đường ngắn nhất đưa nền kinh tế phục hồi và phát triển bền vững.



Kết quả xổ số kiến thiết miền Bắc thứ Bảy ngày 19/6/2025 sẽ được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên app Hanoi On.
Trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập, ngành y tế Việt Nam đang vươn mình mạnh mẽ với những thành tựu đáng tự hào.
Hàng nghìn lao động trẻ Việt Nam sẽ có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài với mức thu nhập có thể đạt tới 10.000 đô la Singapore/người/tháng.
Khu vực tư nhân của Việt Nam cần hành động nhằm thúc đẩy sự tham gia kinh tế của phụ trong chuyển đổi xanh.
Hội báo toàn quốc 2025 có chủ đề "Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", khai mạc vào sáng 19/6 tại Hà Nội.
Một cuộc chuyển đổi ngành hàng kinh doanh đang diễn ra âm thầm nhưng rõ rệt, buộc những tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ ở chợ phải thay đổi để thích nghi.
0