Đề xuất thêm ba trường hợp công chức được miễn trách nhiệm

Bộ Nội vụ đã đề xuất thêm một số trường hợp được miễn trách nhiệm đối với cán bộ, công chức tại dự Luật Cán bộ, công chức.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân về dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. Dự thảo luật lần này dành một chương quy định về vấn đề xử lý kỷ luật cán bộ, công chức với một số điểm mới.

Cụ thể, cán bộ, công chức sẽ được miễn trách nhiệm khi xử lý kỷ luật trong 3 trường hợp: phải chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên nhưng đã báo cáo người ra quyết định trước khi chấp hành; hành vi được cơ quan có thẩm quyền xác định là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; do bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

So với luật hiện hành, dự thảo bổ sung thêm trường hợp được miễn trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, đó là hành vi được cơ quan có thẩm quyền xác định là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Ảnh minh hoạ.

Bên cạnh miễn trách nhiệm, dự thảo cũng đưa ra các hình thức kỷ luật đối với cán bộ. Theo đó, cán bộ vi phạm quy định của dự thảo luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật: khiển trách; cảnh cáo; cách chức; bãi nhiệm; xóa tư cách chức vụ, chức danh đã đảm nhiệm. Riêng việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.

Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Đối với công chức, dự thảo cũng đưa ra 5 hình thức kỷ luật theo tính chất, mức độ vi phạm, gồm: khiển trách; cảnh cáo; cách chức; buộc thôi việc; xóa tư cách chức vụ, chức danh đã đảm nhiệm.

Về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật, dự thảo quy định thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.

Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức được quy định là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2023/NĐ-CP quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài khẳng định Hà Nội luôn đánh giá cao sự phối hợp tích cực, hiệu quả của của các cơ quan báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình phát triển của Thủ đô.

Bị cáo Nghiêm Quang Minh - chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong đã hầu toà phúc thẩm vào chiều 19/6.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị “hỏi nhanh, đáp gọn”, mỗi đại biểu chỉ chất vấn một vấn đề trọng tâm tại phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9.

Thẩm mỹ viện quốc tế Gangnam (Gia Lai) bị đình chỉ sau vụ một người dân bị biến chứng nặng nề khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở này.

Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn vào sáng nay, 19/6. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.

Vẽ sơn quảng cáo, đổ hóa chất lên mặt đường hay xé rào tạo lối đi,… là những vi phạm thường thấy trên nhiều tuyến cao tốc hiện nay.