ĐH Quốc gia Hà Nội thí điểm học tích lũy tín chỉ

Từ năm học 2024-2025, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ thí điểm chương trình đào tạo tài năng trẻ liên thông từ bậc THPT lên đại học. Trước hết dành cho người học trong khối Đại học Quốc gia Hà Nội. Học sinh tham gia chương trình đào tạo tài năng trẻ liên thông từ bậc THPT lên đại học sẽ được cấp giấy chứng nhận đã học các tín chỉ chương trình đại học.

Đây cũng là mô hình đang được các quốc gia tiên tiến trên thế giới thực hiện, như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Chương trình đào tạo tài năng trẻ liên thông từ bậc THPT lên đại học với mục tiêu tạo cơ hội cho người tài có cơ hội phát triển, tiếp cận nghề nghiệp phù hợp từ sớm. Đồng thời rút ngắn thời gian đào tạo đại học, tốt nghiệp đại học sớm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cao của thế giới về nguồn nhân lực trình độ quốc tế.

ĐH Quốc gia Hà Nội thí điểm học tích lũy tín chỉ

Học sinh khối THPT thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ được đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học định hướng nghề nghiệp, nuôi dưỡng đam mê khoa học, đồng thời sẽ được học để tích lũy tín chỉ môn học nhằm rút ngắn thời gian học đại học. Học sinh tham gia chương trình liên thông sẽ được cấp giấy chứng nhận đã học các tín chỉ chương trình đại học. Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ sớm ban hành quy chế đào tạo liên thông để các đơn vị đào tạo triển khai vào thực tế. Giảng viên, chuyên gia tại các trường đại học cùng giáo viên bậc phổ thông cùng tham gia hướng nghiệp sớm cho học sinh ngay từ lớp 10, lớp 11.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.

Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.