Địa phương chủ động quỹ đất xây nhà ở xã hội
Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho phát triển nhà ở xã hội bắt đầu có hiệu lực, là dấu mốc quan trọng giúp tháo gỡ nút thắt liên quan đến xây dựng loại hình nhà ở này. Đặc biệt, với việc nhấn mạnh vai trò của địa phương, tăng tính chủ động giải quyết các vấn đề, dự kiến nguồn cung nhà ở xã hội sẽ được bổ sung nhiều hơn trong thời gian tới.
Hiện nay, việc phát triển nhà ở xã hội còn chậm ở một số địa phương. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến thủ tục hành chính, công tác bố trí quỹ đất và giải phóng mặt bằng kéo dài khiến các dự án chậm tiến độ.
Bà Nguyễn Hoa Hồng Nhung – Phó Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Xây dựng NHS cho biết: "Trong việc tiếp cận đất đai, điều đầu tiên là thiếu quỹ đất phù hợp. Nhiều địa phương chưa bố trí đủ đất cho nhà ở xã hội hoặc là chỉ dành cho nhà ở xã hội những khu vực xa trung tâm, thiếu hạ tầng, khiến các dự án kém hấp dẫn".
Đại tá Phạm Doãn Tiến - Giám đốc BQL các dự án đầu tư, Tổng Công ty 319 Bộ Quốc Phòng cho biết: "Riêng hai địa bàn lớn là Hà Nội và TP.HCM có sở Quy hoạch kiến trúc. Nếu có Sở Xây dựng thì làm nhanh, nhưng muốn qua Sở Xây dựng thì phải thông qua Sở Quy hoạch kiến trúc. Phải phê duyệt phương án mặt bằng quỹ đất, quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc là mặt bằng kiến trúc. Nội dung này cũng đang rất vướng".
Từ những vướng mắc trên có thể thấy rằng, vai trò của các địa phương trong việc phát triển nhà ở xã hội là rất quan trọng. Trong Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho phát triển nhà ở xã hội đã đề cập đến một số nội dung liên quan đến chính quyền địa phương.
Cụ thể, địa phương có thể thực hiện giao dự án cho chủ đầu tư không thông qua đấu thầu. Điều này cắt giảm được khoảng 200 ngày, tương ứng khoảng 70% thời gian thực hiện so với quy định hiện hành. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ được quy định chi tiết về một số trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội khi có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng cách xa địa điểm làm việc.
Ngoài ra, địa phương phải phát huy vai trò trong việc thành lập quỹ nhà ở địa phương, nhằm tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội cho người dân. Đặc biệt, các địa phương phải chủ động hơn trong việc bố trí quỹ đất ưu tiên phát triển nhà ở xã hội.
Ông Lê Văn Bình - Phó Cục trưởng Cục Quản lý đất đai, Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường cho biết: "Chúng ta cũng biết bây giờ đang rà soát và tiến tới xây dựng chính quyền 2 cấp, chúng ta sẽ có rất nhiều công sở trả lại. Tôi nghĩ là các địa phương cũng nên ưu tiên bố trí quỹ đất nhà nước do các công sở dôi dư trong quá trình sắp xếp, ưu tiên cho các dự án nhà xã hội".
Rõ ràng, vai trò của địa phương trong việc phát triển nhà ở xã hội là không thể phủ nhận. Sự chủ động, sáng tạo và những chính sách sát thực tế từ cấp cơ sở chính là chìa khóa để "cởi trói" cho nhà ở xã hội, hiện thực hóa giấc mơ an cư của người dân.


Bộ Tài chính vừa có Thông tư về quản lý thuế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nguồn cung chung cư mới dồi dào nhưng phân khúc cao cấp vẫn chiếm chủ yếu, trong khi thiếu dự án bình dân như kỳ vọng của người dân.
Khoảng trống về pháp lý liên quan đến các vấn đề về quản lý, sử dụng và sở hữu là những nguyên nhân của tình trạng tranh chấp, khiếu kiện tại các khu chung cư.
Bộ Xây dựng vừa phản hồi kiến nghị của Ban quản trị chung cư New Skyline về việc HUD chậm quyết toán quỹ bảo trì tòa nhà tại phường Văn Quán, quận Hà Đông.
Chủ tịch UBND cấp xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân từ 1/7.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, huyện Hoài Đức phối hợp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án Nam đường 32, xử lý dứt điểm những tồn tại.
0