Diễn biến tích cực trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung
Đây được xem là tín hiệu tích cực nhằm hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Viết trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Trump cho biết, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick và Đại diện Thương mại Mỹ, Đại sứ Jamieson Greer, sẽ có cuộc gặp với đại diện của Trung Quốc, liên quan đến Thỏa thuận Thương mại tại thủ đô London của Anh vào ngày 9/ 6 tới. Cuộc gặp được ông Trump đánh giá là hứa hẹn sẽ diễn ra rất suôn sẻ.
Phát biểu với báo chí trên chuyên cơ Không lực Một cùng ngày, ông Trump cũng cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý nối lại hoạt động xuất khẩu đất hiếm và nam châm sang Mỹ. Đây là mặt hàng mà Trung Quốc từng hạn chế, đe dọa tới nhiều nhà sản xuất Mỹ vốn phụ thuộc vào loại vật liệu thiết yếu này. Ông Trump cũng tuyên bố, hai bên đang tiến rất xa trong thỏa thuận với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu: “Chúng tôi đã tiến xa trong thỏa thuận với Trung Quốc. Có chút gập ghềnh ở đây. Tuy nhiên, chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện rất tốt. Tôi đã nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong khoảng hơn hai giờ. Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung là thỏa thuận phức tạp, nhưng đó là một thỏa thuận sẽ mang lại cho chúng tôi rất nhiều tiền và nhiều thứ khác nữa”.
Hiện Trung Quốc chưa xác nhận chính thức về thông tin cuộc gặp tới đây giữa hai bên. Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm với ông Trump trước đó, ông Tập Cận Bình cho rằng, để điều chỉnh phương hướng cho “con thuyền lớn” quan hệ Trung - Mỹ đi đúng hướng, hai nước cần giữ vững tay lái và xác định rõ hướng đi, đặc biệt là phải loại bỏ các yếu tố tác động đến quan hệ song phương. Việc Mỹ - Trung tiếp tục nối lại các cuộc đàm phán thương mại được cho sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và nền kinh tế của hai nước cũng như khu vực và thế giới.
Ông Josef Gregory Mahoney - Đại học Sư phạm Hoa Đông, Trung Quốc cho hay: “Chắc chắn rằng bất kỳ sự căng thẳng nào giữa Trung Quốc và Mỹ đều là rủi ro lớn đối với cả hai quốc gia và nhiều quốc gia khác, bao gồm khả năng suy thoái ngày càng tăng ở Mỹ và hơn thế nữa. Nhưng các vấn đề càng có khả năng xảy ra hơn nếu Mỹ tiếp tục các hành động gây hấn thương mại toàn cầu”.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung từng hạ nhiệt sau khi tại cuộc đàm phán diễn ra trong hai ngày 10 và 11/5 ở Geneva, Thụy Sỹ. Theo đó, Mỹ tạm thời giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống 30%, trong khi Trung Quốc cũng giảm thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ từ 125% xuống 10%. Các rào cản phi thuế quan sẽ được gỡ bỏ.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 5 vừa qua, cả hai bên cùng cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận. Giới chức Mỹ cho biết Trung Quốc vẫn chưa đẩy nhanh việc xuất khẩu các khoáng sản thiết yếu phục vụ ngành điện tử tiên tiến. Trong khi đó, Trung Quốc cáo buộc Mỹ đưa ra nhiều chính sách bất lợi, gồm hướng dẫn kiểm soát xuất khẩu chip AI, dừng bán phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử cho Trung Quốc, đồng thời tuyên bố sẽ hủy thị thực của sinh viên nước này.


Bộ trưởng Quốc phòng cùng Thủ tướng Israel đã chỉ thị cho Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tăng cường tấn công vào các mục tiêu chiến lược tại Iran.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.
Triều Tiên nhấn mạnh quan hệ vững chắc với Nga, tái khẳng định tăng cường hợp tác song phương nhân kỷ niệm một năm ngày ký kết Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Moscow.
Israel không kích hàng loạt mục tiêu ở Thủ đô Tehran và gây ra nhiều vụ nổ lớn từ chiều đến tối muộn ngày 18/6, khiến xung đột Israel-Iran tiếp tục leo thang.
Bão Erick ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico đã thành cấp 1 và sẽ tiếp tục mạnh lên, có thể trở thành siêu bão trước khi đổ bộ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Iran và Israel.
0