Điều hành chính sách tài khóa kịp thời hỗ trợ nền kinh tế

Bộ Tài chính vừa tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã tới dự và chỉ đạo hội nghị.

Năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, Bộ Tài chính đã triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân với quy mô khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Nhưng nhờ chủ động trong điều hành, ngành tài chính đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN đạt và vượt dự toán đề ra.

Thu Ngân sách nhà nước đến ngày 25/12 đạt hơn 1 triệu 693 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5% so dự toán. Trong đó, thu nội địa tăng 5,7%, thu dầu thô đạt tăng 44,6%.

Ước đến ngày 31/12/2023, chi ngân sách nhà nước đạt khoảng 1,73 triệu tỷ đồng, bằng 83,4% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển ước đạt 79,8% dự toán Quốc hội quyết định, tăng 144 nghìn tỷ đồng so cùng kỳ năm 2022 , chi thường xuyên ước đạt 90,3% dự toán.

Điều hành chính sách tài khóa kịp thời hỗ trợ nền kinh tế

Điểm sáng của ngành Tài chính năm nay là thu vượt dự toán và cân đối thu chi trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng đề nghị trong năm 2024, Bộ Tài chính điều hành giá cả, thị trường phù hợp với tình hình thực tế, kiểm soát chặt lạm phát, tiếp tục triển khai nhiều chính sách tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế phát triển bền vững.

Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật thuế và quy định có liên quan để mở rộng cơ sở thu, các hoạt động thương mại điện tử, khai thác hiệu quả nguồn lực từ đất đai, cơ sở hạ tầng; các giải pháp chính sách thuế, phí, lệ phí phù hợp với tình hình thực tế để tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, tiết giảm chi phí cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; cắt giảm tối đa các khoản chi chưa thực sự cần thiết, cấp bách theo đúng quy định. Triển khai thực hiện tốt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan nhà nước và toàn xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hoa Kỳ đánh giá cao thiện chí, nỗ lực của Việt Nam trong đàm phán thuế đối ứng. Trong bốn ngày đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được nhiều tiến bộ và thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã nêu những “cái chưa” khiến tình trạng dạy thêm và học thêm không giảm khi giải trình câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 19/6.

Hiện nay chưa ghi nhận người Việt thương vong tại Iran và Israel, Việt Nam sẵn sàng sơ tán công dân tới nước thứ ba hoặc về nước.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tiếp tục áp dụng hình thức thuế khoán với hộ kinh doanh nhỏ, có doanh thu dưới 1 tỷ/năm.

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trong chiều 19/6 với các vấn đề: Thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm;...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh cần có giải pháp căn cơ, chiến lược, khả thi và phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.