Điều kiện để Luật Đất đai có hiệu lực sớm
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Thủ tướng đã có văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7 (sớm hơn 5 tháng so với trước đó). Điều này đòi hỏi các bộ, ngành phải nỗ lực, quyết tâm rất lớn, thực hiện đầy đủ các bước của quy trình xây dựng văn bản pháp luật.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp, khẩn trương chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Bộ Xây dựng khẩn trương xây dựng các văn bản quy định chi tiết hành Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 để kịp thời có hiệu lực đồng bộ với Luật Đất đai năm 2024.


Dự thảo Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi có thể giúp tăng nguồn lực và hiệu lực quản lý về đất đai.
Nhiều đại biểu Quốc hội đặt vấn đề về sự cần thiết của các ràng buộc đi kèm trong việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 để tránh "ôm đất chờ thời".
Nhà đất thổ cư đang trải qua giai đoạn giao dịch trầm lắng kéo dài, song một số bộ phận môi giới vẫn liên tục đẩy giá phân khúc này lên cao phi lý.
Tình trạng hàng trăm mét vuông đất nông nghiệp bị đổ trộm phế thải, sau đó san lấp mặt bằng một cách công khai tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai đang diễn ra cả ngày lẫn đêm.
Khu đất đường Hoàng Xá, thị trấn Quốc Oai, TP. Hà Nội đã bị các hộ dân lấn chiếm, quây tôn thành cửa hàng kinh doanh, điểm tập kết vật liệu xây dựng.
Xử lý quyết liệt, triệt để thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi tiếp tay cho vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp sẽ là biện pháp hiệu quả trong công tác quản lý đất đai thời điểm này.
0