Đổi mới tư duy khi hướng nghiệp cho học sinh

Phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau cấp THCS, THPT được coi là giải pháp tích cực nhằm phát triển hợp lý nguồn nhân lực.

Thay vì tư vấn một chiều, hiện nhiều trường đã lồng ghép hoạt động hướng nghiệp một cách trực quan sinh động, như tại Trường THCS Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Đoàn trường vừa tổ chức một buổi trải nghiệm ngành nghề của các em học sinh lớp 9, giúp các em tương tác, tự đưa ra lựa chọn chứ không mang tính ép buộc.

Hiện nhiều trường đã đổi mới lồng ghép hoạt động hướng nghiệp một cách trực quan sinh động.

Em Nguyễn Hoàng Yến, học sinh Trường THCS Phú Diễn nhận xét: "Khi bọn em được hướng nghiệp ở trường thì sẽ không bằng ở đây vì bọn em được tham quan thực tế và tự được trải nghiệm".

Em Nguyễn Hoàng Yến, học sinh Trường THCS Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm).

Phân luồng và hướng nghiệp THCS/THPT cần có sự đánh giá thực chất, tránh làm tổn thương học sinh. Việc phân luồng phải dựa trên năng lực và lựa chọn định hướng nghề nghiệp của các em thay vì chú trọng thành tích.

Một buổi hướng nghiệp nghề.

Theo các chuyên gia, bản thân các trường nghề cần phải chủ động tổ chức ngày hội tư vấn hướng nghiệp lưu động để cung cấp thông tin về ngành nghề đào tạo, cơ hội việc làm; đổi mới cách tiếp cận học sinh đi liền với nâng cao chất lượng đào tạo.

Ông Nguyễn Công Minh, trưởng phòng GDTX Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội.

Ông Nguyễn Công Minh, trưởng phòng GDTX Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội, cho hay: "Nếu như chúng ta biết cách làm thì học sinh sẽ rất thích, rất yêu nghề, bởi bản chất các em là ưa hoạt động. Vậy mình để các em tự hiểu ra vấn đề để các em tự có ý kiến, chính kiến và tự quyết định cái nghề của mình, từ đó sẽ khắc phục được tình trạng là học nghề xong bỏ không dùng nữa".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.

Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.