Đồng hành cùng thí sinh ở kỳ thi tốt nghiệp THPT

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, cùng với sự tập trung, hồi hộp của các em học sinh, thì người nhà của các thí sinh cũng có tâm trạng hồi hộp, lo lắng không kém. Ghi nhận của phóng viên Đài Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh sáng nay. Nơi có hơn 90 nghìn thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Tại một điểm thi tại Quận 1, khi các thí sinh làm thủ tục vào phòng thi môn Văn đã gần xong thì phía ngoài là câu chuyện của các bậc phụ huynh.

Ông Nguyễn Công Minh ở quận 8, TPHCM cho biết: Đó là tâm lý chung phổ biến. Nhất là những gia đình có con thực lực học tốt . Muc tiêu đạt kết quả tốt, con đạt được nguyện vọng vào các trường tốp đầu ( hoặc theo mong muốn ) rất chính đáng . Chính vì thế, sự lo lắng, hồi hộp, chờ đợi, thậm chí căng thằng dù có đôi chút nhưng tin tưởng vẫn nhiều hơn”.

Chị Hồ Bích Trâm ở quận Tân Bình, TPHCM cho biết: Những bậc phụ huynh hoặc người nhà thí sinh chúng tôi gặp ở điểm thi này tâm sự: hầu như tâm điểm của gia đình những ngày này đều xoay quanh chuyện thi của con. Việc hỗ trợ cho con ,nhất là khâu đón , đưa , ăn uống , nghỉ ngơi đều dành nhiều thời gian , sức lực , sự quan tâm chu đáo nhất . Khi các con làm bài ở khả năng tốt nhất , sẽ giúp giúp mở cánh cửa lớn, bước vào giai đoạn mới sau 12 năm đèn sách. Còn với các gia đình, các bậc phụ huynh và người than, đó cũng là thành quả nhiều năm đồng hành cùng con, em mình hướng tới tương lai”.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Nhà giáo vừa được thông qua nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo.

Giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất, lương thấp nhất, cường độ lao động và sự áp lực, vất vả cũng lớn nhất,...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tại phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông...

Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.

Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.