Giá điện tăng do chi phí đầu vào biến động mạnh
Phó Tổng Giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho biết mức tăng được cân nhắc kỹ, trên cơ sở chi phí đầu vào tăng mạnh, gồm giá than, khí, dầu và tỷ giá ngoại tệ.
Năm nay, giá thành sản xuất điện của EVN là 2.088,9 đồng/kWh, tăng 2,79% so với 2022. Trong khi đó, điện giá rẻ từ thủy điện chỉ đáp ứng 25% nhu cầu, phần lớn phải huy động từ nguồn giá cao hơn.
Dự kiến, mỗi hộ dân trả thêm 4.350–62.150 đồng/tháng. Hộ nghèo và chính sách tiếp tục được hỗ trợ tương đương 30–50 kWh/tháng, giảm bớt gánh nặng chi phí.
Theo Nghị định 72, giá điện được xét điều chỉnh 3 tháng/lần nếu chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên. Đây là lần tăng đầu tiên trong năm, sau 8 tháng ổn định giá.
EVN hiện vẫn gánh lỗ lũy kế do nhiều năm bán điện dưới giá thành. Hai năm 2022–2023, EVN lỗ hơn 70.000 tỷ đồng, chưa tính gần 18.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá còn treo. Việc tăng giá lần này cũng chỉ tác động nhẹ đến chỉ số CPI năm 2025, với mức tăng dự kiến khoảng 0,09%.


Bộ trưởng Bộ Tài chính chưa có hộ kinh doanh nào hiện nay bị xử phạt liên quan đến việc triển khai hóa đơn điện tử.
Kỳ họp lần thứ ba của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC Việt Nam (ABAC Việt Nam) sẽ diễn ra từ ngày 15-18/7 tại thành phố Hải Phòng.
Xăng E5RON92 tăng 1.169 đồng/lít, giá bán là 20.631 đồng/lít; xăng RON95-III chạm mốc 21.244 đồng/lít, tăng 1.277 đồng/lít trong kỳ điều hành chiều 19/6.
Việc chuyển đổi tạo cơ hội mở rộng quy mô, dễ dàng tiếp cận vốn và tăng uy tín trên thị trường, nhưng cũng kéo theo yêu cầu cao hơn về quản lý, thuế và pháp lý. Vậy, có nên chuyển từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp?
Giá vàng SJC ngày 19/6 ổn định ở cả hai chiều, niêm yết ở mức 117,6 – 119,6 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Chủ đề của hội chợ quốc tế ENTECH HANOI năm nay là “Chuyển đổi xanh – Hành động vì Net Zero”.
0