Giải pháp nào cho Ukraine sau cuộc điện đàm Trump - Putin?
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thay đổi cơ bản về định hướng chính sách của chính quyền tiền nhiệm đối với Nga và Ukraine. Ba sự điều chỉnh quan trọng nhất và sẽ đưa lại hệ luỵ sâu rộng hiện khó có thể lường hết được đối với chính trị thế giới, đối với tương lai chính trị an ninh ở châu Âu, đối với diễn biến tiếp theo và kết cục cuối cùng của cuộc chiến tranh ở Ukraine cũng như triển vọng trong mối quan hệ giữa Mỹ với EU, NATO, Ukraine đều tác động tạo nên "hình hài của giải pháp" chính trị cho cuộc chiến tranh ở Ukraine mà ông Trump đang hướng tới.
Thứ nhất, Mỹ không còn cự tuyệt gặp gỡ và đối thoại trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Trump đã điện đàm với ông Putin. Hai lãnh đạo đã nhất trí khởi động ngay tiến trình đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine, thoả thuận sẽ sớm gặp nhau, có thể ở Ả rập - Xê út như ông Trump bộc bạch, và mở ra khả năng sang thăm chính thức lẫn nhau.
Thứ hai, ông Trump và ông Putin thoả thuận Mỹ - Nga sẽ đàm phán với nhau về chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine mà không có sự tham gia của Ukraine, EU, NATO. Thực chất, hai người này loại ba đối tác trên ra khỏi tiến trình đàm phán về kết thúc cuộc chiến tranh mà cả ba đều liên quan trực tiếp và đều quyết định tương lai của cả ba.
Trong thế giới ngoại giao và quan hệ quốc tế, cách làm này có tên gọi là "thoả hiệp trên đầu kẻ khác". Điều này ngược hoàn toàn với quan điểm chính sách của chính quyền trước đó ở Mỹ.
Thứ ba, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã đảo ngược quan điểm chính sách của chính quyền trước đó ở Mỹ khi đặt Ukraine, EU và NATO trước 3 sự thật rất đau đớn đối với họ mà họ luôn tìm mọi cách để ngăn cản: Mỹ cho rằng việc Ukraine khôi phục lại đường biên giới quốc gia như trước năm 2014, tức là trước khi Nga giành về và kiểm soát bán đảo Crimea là không thực tế, việc Ukraine gia nhập NATO cũng không thực tế và châu Âu phải tự đảm bảo an ninh cho châu lục cũng như Mỹ sẽ không triển khai quân ở Ukraine sau khi có được giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh ở Ukraine. Chính quyền trước đó ở Mỹ luôn khẳng định cam kết đảm bảo an ninh cho Ukraine và NATO, luôn khẳng định Ukraine sẽ gia nhập NATO.
Có thể thấy ông Trump và ông Putin đang hướng tới giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh ở Ukraine mà Nga được lợi nhiều nhất trên nhiều phương diện vì gần như mọi điều kiện tiên quyết đều được đáp ứng, ông Trump được tiếng thực hiện cam kết tranh cử và kiến tạo nên giải pháp giúp chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine.
Ukraine thua thiệt đủ đường vì chiến tranh chấm dứt nhưng lãnh thổ không còn toàn vẹn và được sự đảm bảo an ninh trong tương lai.
EU và NATO như "xôi hỏng bỏng không" khi phải xử lý hệ luỵ bất lợi từ "cuộc đi đêm" của ông Trump và ông Putin.


Bộ trưởng Quốc phòng cùng Thủ tướng Israel đã chỉ thị cho Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tăng cường tấn công vào các mục tiêu chiến lược tại Iran.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.
Triều Tiên nhấn mạnh quan hệ vững chắc với Nga, tái khẳng định tăng cường hợp tác song phương nhân kỷ niệm một năm ngày ký kết Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Moscow.
Israel không kích hàng loạt mục tiêu ở Thủ đô Tehran và gây ra nhiều vụ nổ lớn từ chiều đến tối muộn ngày 18/6, khiến xung đột Israel-Iran tiếp tục leo thang.
Bão Erick ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico đã thành cấp 1 và sẽ tiếp tục mạnh lên, có thể trở thành siêu bão trước khi đổ bộ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moscow sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm chấm dứt xung đột giữa Iran và Israel.
0