Giải quyết dứt điểm các vấn đề về đất giãn dân

Giao đất giãn dân là chính sách thiết thực của Nhà nước giúp người dân tiếp cận đất với chi phí phù hợp. Tuy nhiên, việc giao đất giãn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc, gây bức xúc cho người dân.

Hiện nay, ở một số địa bàn của thành phố như: Thanh Oai, Thạch Thất, Phú Xuyên và thị xã Sơn Tây, hàng nghìn hộ dân còn vướng mắc liên quan đến đất giãn dân. Sau nhiều năm sinh sống, họ vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do những thay đổi về mặt pháp lý.

Để giải quyết tình trạng này, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội yêu cầu từng địa phương cần xây dựng phương án cụ thể, căn cứ vào thời điểm bắt đầu sử dụng hoặc thời gian có quyết định giao đất để xử lý dứt điểm nghĩa vụ tài chính. Theo đó, nếu đất giãn dân đã được giao ổn định từ trước và phù hợp với quy hoạch đất ở, không có tranh chấp thì tiến hành cấp sổ đỏ cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính vừa có Thông tư về quản lý thuế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Nguồn cung chung cư mới dồi dào nhưng phân khúc cao cấp vẫn chiếm chủ yếu, trong khi thiếu dự án bình dân như kỳ vọng của người dân.

Khoảng trống về pháp lý liên quan đến các vấn đề về quản lý, sử dụng và sở hữu là những nguyên nhân của tình trạng tranh chấp, khiếu kiện tại các khu chung cư.

Bộ Xây dựng vừa phản hồi kiến nghị của Ban quản trị chung cư New Skyline về việc HUD chậm quyết toán quỹ bảo trì tòa nhà tại phường Văn Quán, quận Hà Đông.

Chủ tịch UBND cấp xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người dân từ 1/7.

UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, huyện Hoài Đức phối hợp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ dự án Nam đường 32, xử lý dứt điểm những tồn tại.